Hiệu trưởng trường Hartman nhìn thấy sự thành công bởi luôn chú trọng đến học sinh

Trong tuần này, “I am HISD”, để đề cập đến các học sinh, cựu học sinh, nhân viên, và người tình nguyện, Hiệu Trưởng Geovanny Ponce của trường Hartman nói về làm thế nào một bằng kỹ sư đã đưa ông đến giáo dục công cộng, bài học quan trọng nhất mà ông học được từ chương trình thầu khoán của Đại Học Rice, và bí mật của một người lãnh đạo học đường thành công như ông.

Ông chiếm được bằng đại học đầu tiên là kỹ sư cơ khí từ Đại Học Honduras, tuy nhiên ông đã ở trong ngành giáo dục 18 năm. Làm thế nào sự thích thú lắp ráp lại dẫn ông đến chỗ này bây giờ? Và ông có bao giờ thực sự làm việc như một kỹ sư chưa?

Có. Ở Honduras, họ có ba ca học hỏi: buổi sáng, buổi trưa, và buổi tối. Do đó tôi dậy học buổi tối trong khi làm việc như một kỹ sư. Sự đam mê của tôi là dậy học, dậy trẻ em. Không chỉ là một người quản lý, tôi còn là một giáo chức.  Tôi có thể nói với nhóm kỹ sư, “Chúng ta cần di chuyển theo lối này,” hoặc, “Chúng ta cần sửa bộ máy theo cách này.”

Ông tốt nghiệp chương trình thầu khóa của Đại Học Rice (REEP) năm 2012. Điều gì quan trọng nhất ông học được từ cảm nghiệm đó?

Đó là một chương trình rất hay. Nó thay đổi đời tôi và cách tôi nhìn chính mình như một người lãnh đạo. Tại REEP, tôi có những diễn giả đầy nhiệt huyết, họ đến và nói với tôi để chuẩn bị tôi trước thực tế của giáo dục thành phố lớn và cách trở nên một người lãnh đạo có hiệu quả. Tôi vẫn email cho họ khoảng một lần hàng tháng, và tôi cũng làm việc với các người lãnh đạo khác.

Tôi nghe rằng một vài tiêu chuẩn mà ông tuân theo là “văn hóa học đường ảnh hưởng thành tích học đường” và “xem xét điều tôi mong đợi.” Ông có thể nói thêm về những điều đó không?

Điều tôi thường nói với các giáo chức là hãy chào đón các học sinh, cho các em thấy là chúng ta để ý đến chúng. Chúng tôi có khoảng 1,436 học sinh, và mục tiêu của tôi là biết tên của từng em, do đó khi tôi thấy một học sinh, tôi có thể gọi tên của em. Tôi biết đó là điều khó khăn, nhưng chúng ta cần tìm hiểu về học sinh bởi vì chúng ta không biết những gì các em đang phải trả qua, và các giáo chức phải hoạch định bài học cho có kết quả.

Tôi dành cả ngày làm việc trong trường, đến thăm các lớp. Và mỗi sáng, tôi đi bộ khắp trường, để biết chắc các cửa đều mở, phòng học sạch sẽ, và các giáo chức sẵn sàng. Mỗi một ngày. Tôi đặt các tiêu chuẩn cao. Tôi mong đợi các giáo chức đúng giờ và đã chuẩn bị. Tôi xem lại các bài học với nhóm quản trị và ngay cả đưa ra mẫu bài học cho các giáo chức nếu cần.

Ông được chọn là Hiệu Phó HISD của Năm 2012 và Tân Hiệu Trưởng Trung Học của Năm 2013. Ông cho rằng sự thành công này là nhờ điều gì?

Tôi tin rằng tôi là người để ý đến học sinh. Chỗ thứ nhất là trẻ em, chỗ thứ hai là trẻ em, và chỗ thứ ba là trẻ em. Và nếu tôi có một chỗ khác, đó là trẻ em. Tôi giao tiếp với các học sinh ở trường Hartman giống như cách tôi thi hành với con tôi. Tôi cũng tin ở giáo dục. Và tôi tin rằng một giáo chức giỏi có thể thay đổi một cuộc đời. Tôi thực sự tin như vậy. Và tôi nghĩ đó là lý do chúng tôi thành công, dù chúng tôi có một số đông – khoảng 380 – học sinh trên tuổi, 800 học sinh kém, 25 phần trăm học sinh LEP, và 15 phần trăm trong Giáo Dục Đặc Biệt.

Trong tháng Tám, ông được đề cập đến trong một bài viết trong trang web của George W. Bush Institute về cách ông biến đổi trường Hartman. Khi được vinh dự bởi ai đó ngoài HISD, điều đó như thế nào?

Thành thật mà nói, điều đó không thực sự có trong đầu của tôi, vì tôi quá bận rộn. Tôi không thích nhiều lời khen. Tôi chỉ muốn giúp học sinh. Các em không có ai ngoại trừ chúng tôi. Trong trường này, có nhiều học sinh nghèo. Nơi sạch sẽ duy nhất của các em là ở đây. Thực phẩm duy nhất ngon lành các em có là ở đây. Giải pháp duy nhất là giáo dục, và tôi có điều đó. Đó là mục tiêu của tôi, để cung cấp một phẩm chất cao cho từng trẻ em khi bước qua cánh cửa đó. Mọi người.

Tại sao lại quan trọng để tiếp tục học hỏi?

Tôi đến từ một quốc gia rất nghèo—một quốc gia thuộc Thế Giới Thứ Ba—và tôi rất nghèo. Nhưng giáo dục đã thay đổi đời tôi và bây giờ đến phiên tôi đền ơn. Đây là nhiệm vụ của tôi. Không chỉ dậy các em để đậu bài thi nhưng để chuẩn bị ra đời. Thật vậy, tôi vừa mới được nhận vào tổ chức Region IV Aspiring Superintendent and Education Leadership Academy. Không vì lý do tôi muốn là một người trong đó, nhưng vì nó đến với một cộng đồng, và càng nhiều người tôi gặp gỡ thì càng tốt hơn. Nếu điều đó là cho trẻ em, tôi sẽ thi hành. Dù phải mất bất cứ gì.