Hiệu trưởng trường Harper quyết tâm giúp đỡ những học sinh bị bỏ quên

Trong tuần này, mục “I am HISD”, để đề cập đến những học sinh, cựuu học sinh, nhân viên, và các phần tử khác, Hiệu Trưởng Trường “Harper Alternative School” là Raymond Glass II nói về việc làm thế nào ông lại ở trong một vị thế lãnh đạo tại trường mà ông dậy đầu tiên, điều gì khiến quyết tâm giúp thành phần học sinh, và tại sao nhà ăn trường này lấy tên ông để vinh danh.

Ông là hiệu trưởng trường Harper Alternative, đây cũng là nơi có chương trình Crossroads. Trường thì phục vụ những học sinh có nhu cầu đặc biệt về hạnh kiểm, trong khi chương trình giúp các em có vấn đề ma túy và rượu. Trong thành phần học sinh này, có điều gì khiến ông tìm cách phục vụ các em – điều mà nhiều người né tránh?

Tôi khởi sự dậy học tại trường Harper và bà nội của tôi chăm sóc một ông bị bệnh tâm thần. Ông là con của người bạn quá cố của bà và bà chăm sóc ông ấy khi tôi còn rất nhỏ. Chúng tôi sống hòa thuận với nhau, nhưng khi tôi lớn lên và tiếp xúc với những người như ông, tôi thực sự hiểu rằng họ cần một ai đó giúp đỡ họ – và tôi trở nên một người như vậy.

Tôi nói với tất cả các giáo chức, “Hãy nghĩ xem, phần thưởng của quý vị không xảy đến vào ngày đầu tiên và cũng không đến từ những học sinh mà quý vị mong đợi, nhưng một ngày nào đó, có người đến và nói, ‘Phải, em nhớ đến thầy/cô. Nếu không có thầy/cô, em không thể làm được những việc này nọ, hay trở nên con người như hôm nay.’” Do đó quý vị phải tiếp tục làm việc.

Tôi biết rằng mẹ của ông từng có một sự nghiệp lâu dài và đặc biệt trong HISD, bà là một y tá, một cố vấn, và có lúc, là giám đốc của sở Y Tế & Sức Khỏe HISD. Sự nghiệp của bà có ảnh hưởng thế nào đến những quyết định của ông? Ông có nhất định đi theo bước chân của bà không?

Không. (cười) Khi tôi ở trường, tôi chưa bao giờ nghĩ tôi là một giáo chức. Điều đó không bao giờ nghĩ đến. Tôi theo ngành khoa chính trị và ngành phụ là sinh vật học, và mẹ tôi nói tôi cần lấy một số môn giáo dục. Lúc đầu, tôi muốn theo học luật, nhưng sau đó tôi không làm gì cả trong một năm.

Tôi dậy thế nhiều lớp Giáo Dục Đặc Biệt trên toàn học khu, và tôi nghĩ, “Ô, các em không đến nỗi tệ. Với ít nhiều giúp đỡ, và ai đó dành thời giờ cho chúng, các em sẽ ok.” Cùng lúc ấy, HISD cung ứng chương trình Special Education Alternative Certification Program, nên tôi ghi tên tham dự. Tôi được trả lương giáo chức năm đầu và các lợi nhuận và một số tiền thù lao để đi học. Do đó tôi có chứng chỉ, và năm đầu tiên tôi được bổ nhiệm về Harper và tôi thực sự vui thích.

Ông là một giáo chức tại Harper trong sáu năm trước khi vào ban quản trị một trường khác. Tại sao ông trở lại trường Harper?

Tôi là hiệu phó trường Trung Học Stevenson, và người hiệu trưởng cũ (trường Harper) sắp sửa nghỉ hưu. Lúc bấy giờ chúng tôi có một chương trình sửa xe và khi tôi đang ở trong xưởng này để sửa xe, và giáo chức ấy đã hỏi rằng tôi có nộp đơn xin không.

Lúc bấy giờ tôi nghĩ nếu tôi không giúp họ, chẳng ai muốn giúp. Không ai muốn tranh đấu cho các học sinh như ở Harper. Trong lòng tôi biết rằng các em này cần sự giúp đỡ. Điều thường xảy ra là vào lúc chúng đến đây, mọi người đều quay lưng lại chúng. Nhưng nếu chúng có sự hỗ trợ đủ, một ngày kia, cửa sẽ mở ra, ánh sáng sẽ chiếu rọi, và các em sẽ đạt được điều đó. Chúng tôi có những em tốt nghiệp mà sẽ trở nên lính cứu hỏa, thợ hàng thịt, y tá, thợ ống nước, thừa tác viên, và vân vân, như thế, không phải là các em không có khả năng. Tôi đã ở đây 15 năm.

Trường của ông có chương trình nấu bếp mà đã được báo giới chú ý trong năm qua. Chương trình này đã có được bao lâu, và nó giúp các em chuẩn bị thế nào sau khi tốt nghiệp?

Chương trình nấu bếp đã có ở Harper từ khi mới mở đầu trong thập niên 85. Nhưng trước đó, trường này là một trung tâm dậy nghề, vì thế có thể nó có gốc rễ ở đó.

Chương trình này thực sự phát triển trong một vài năm qua. Khi chúng tôi di chuyển đến địa điểm hiện thời khoảng năm năm trước, chúng tôi không có bếp, vì thế học sinh làm việc trong một năm rưỡi ở khu vực được phân chia, và các học sinh khác đôi khi ném đồ vật lên tường. Các em nói rằng chúng cảm thấy như ở trong một chậu cá, nên khi chúng tôi có được khu vực làm bếp, chúng gọi đó là “Glass Café”.

Nhưng trường của chúng tôi cũng có chương trình canh nông nữa. Có một khu vườn trong trường, và học sinh trồng rau, bắp, dưa, broccoli và các thứ khác. Chúng tôi nói đùa rằng chúng tôi dậy các em trồng trọt và cách nấu các thực phẩm này.

Có phải học sinh vẫn chuẩn bị bữa trưa mỗi thứ Tư và cánh gà chiên cho Super Bowl không? Tôi biết là cánh gà chiên là món thịnh hành các em bán ra hàng năm. Có công thức gì bí mật trong nước chấm mà ông chia sẻ cho tôi biết không?

(cười) Không, tôi không biết bí mật của nước chấm. Nhưng các em sẽ làm cánh gà chiên năm nay và người ta có thể lấy vào thứ Sáu, 31 tháng Giêng. Chúng tôi cũng có nấu barbecue hôm 17 tháng Giêng, và món tráng miệng hôm 14 tháng Hai, trong ngày này các học sinh và giáo chức sẽ cùng nhau làm việc để quyết định món nào sẽ nấu. Các món này không cho nếm thử, nhưng công chúng muốn đến xem thì tự nhiên.