Ghi chú của Ban Biên Tập: Hàng ngàn học sinh lớp 12 của HISD sẽ nhận bằng trung học trong các buổi lễ ra trường trên toàn học khu. Nhiều học sinh phải vượt qua những hoàn cảnh khó khăn trong hành trình giáo dục. Chúng tôi chia sẻ một vài câu chuyện của các em trong tuần này.
Với học bổng toàn phần, học sinh lớp 12 trường Davis là người đầu tiên trong gia đình vào đại học
Odallis Almendarez là người đầu tiên trong gia đình vào đại học. Cô được nhận học bổng toàn phần của trường Dickinson College ở Carlisle, tọa lạc ở phía đông nam Pennsylvania. Cô dự định học về khoa chính trị.
Almendarez là một người không biết tiếng Anh khi mới đến trường.
“Điều đó thật khó khăn, nhưng không ngăn cản em chăm chỉ và luôn cố gắng để thuộc 10 phần trăm học sinh đứng đầu lớp,” cô nói. “Em muốn làm cha mẹ hãnh diện và trở nên một tấm gương cho em gái 12 tuổi.”
Almendarez đặc biệt biết ơn Quản Lý Chương Trình EMERGE là Lisle Bull, bà dìu dắt cô và giúp cô nộp đơn vào đại học. Người học sinh lớp 12 này là người đầu tiên tham dự chương trình EMERGE Fellowship khi chương trình bắt đầu tại trường Davis High School.
Em cũng biết ơn mẹ em, là người luôn hỗ trợ và rất tích cực về bất cứ gì cô con gái thi hành.
“Tỉ như, bà sẽ nói, ‘Con phải vào đại học đó’, ‘Con phải kiếm được một học bổng,’ ‘Con sẽ làm bài thi giỏi,’” Almendarez nói.
Người học sinh lớp 12 này hiện là phó chủ tịch của hội National Honor Society và là thủ quỹ trong những năm lớp 10 và 11. Em xếp hạng ba trong lớp 12.
Almendarez thường đứng đầu lớp, tốt nghiệp là một thủ khoa trường trung học John Marshall Middle School. Trong thời gian rảnh rỗi, em thích tình nguyện, đọc sách, bơi lội, và vẽ.
“HISD đã chuẩn bị cho em để vượt qua mọi trở ngại,” em nói. “Em biết em sẽ thành công ở Dickinson.”
Người tị nạn triển nở ở trường Westbury, sẽ tốt nghiệp với học bổng toàn phần để học về ngành cơ thể trị liệu
Ludreche Bouanga 11 tuổi khi em đến Houston với gia đình từ Gabon, một quốc gia bị chia đôi bởi đường xích đạo trên bờ biển Đại Tây Dương ở Phi Châu.
Người tị nạn trẻ này không nói được tiếng Anh và biết rất ít về văn hóa Hoa Kỳ khi em khởi sự là một học sinh trung học I cấp trong HISD. Bảy năm sau, em 18 tuổi và tốt nghiệp trường Trung Học Westbury với một học bổng để theo học trường Allen Community College ở Kansas, ở đây em dự định theo học về cơ thể trị liệu và chạy đua và đường trường.
Em nói, “Em không nghĩ điều đó có thể. Nhưng em được gặp một số người, họ giúp em cho đến nay.”
Trong những người hỗ trợ em nhiều nhất là bà mẹ, người mà Ludreche cho rằng đã thúc giục em trong những lúc khó khăn. “Mẹ em thường nói là con có thể đạt được bất cứ gì nếu con có kiến thức.”
Khi theo học cơ thể trị liệu, Ludreche hy vọng sẽ bao gồm sự ưa thích của em về sự vận động cơ thể với ước ao giúp đỡ người khác, nhất là mẹ em. Em nói, “Mẹ em luôn than phiền về đôi chân. Em muốn tìm ra một cách để giúp đời sống bà tốt hơn.”
Là một người tình nguyện từ lâu cho Partnership for the Advancement and Immersion of Refugees, một tổ chức vô vị lợi hỗ trợ những người mới đến Houston, Ludreche còn nhất định hỗ trợ các người trẻ mới đến Hoa Kỳ.
Em nói, “Em nói với họ là đừng sợ bày tỏ bất cứ gì. Hãy ước mơ, hãy chăm chỉ làm việc cho ước mơ đó, và mọi sự đều có thể.”
Hiệu Trưởng Susan Monaghan của trường Westbury diễn tả Ludreche như một “nhà lãnh đạo bẩm sinh.” “Em sẽ thành công trong đời bất kể điều gì em quyết định làm,” bà nói.
Với việc di chuyển vào đại học sắp tới, Ludreche thú nhận là em vừa lo vừa phấn khởi về thách đố sau cùng này. Em nói, “Em sẽ chỉ phải chú trọng đến mục đích của mình và nhớ rằng tại sao em ở đó.”
Học sinh tốt nghiệp trường Challenge Early College HS mong đợi phục vụ đời sống
Chianti Price chọn nghề nghiệp tương lai vì hai lý do: đức tin và y tế.
“Em muốn là một y tá,” học sinh thủ khoa trường Challenge Early College High School nói. “Từ khi còn trẻ, em luôn muốn học hỏi về cơ thể con người.”
Khi em không giúp bệnh nhân, em sẽ rao giảng về đức tin của mình. Em hy vọng giờ làm việc bất thường của một y tá sẽ cho phép em có chút thời giờ để thường xuyên tình nguyện là một tín đồ Jehovah’s Witness.
Chianti sẽ tốt nghiệp với bằng cán sự về khoa học và đang theo học y tá tại UT Health Science Center Houston College of Nursing trong mùa xuân.
Chianti thường được nghĩ là một người lãnh đạo trong trường và giáo đoàn. Em dìu dắt các học sinh trung học I cấp tại trường Pin Oak vào mỗi thứ Sáu và phục vụ trong giáo xứ của em.
“Em coi mình là một la bàn và biết chắc là em thân thiện,” em nói. “Em muốn làm cho người ta cảm thấy an tâm về chính họ.”
Em cảm thấy một người lãnh đạo giỏi có thể hiểu người khác muốn gì, và không sợ lên tiếng nói thật, và biết khi nào – và cách nào – để lên tiếng.
Em nói em sẽ đưa khả năng lãnh đạo vào hoạt động tại CECHS mới đây khi em giúp cho một học sinh lớp chín trở nên tự tin hơn.
Hiệu Trưởng Tonya Miller gọi Chianti “một người thực sự đứng đầu phục vụ.”
“Chianti là một người tích cực, em đối xử mọi người với sự tôn trọng. Em thu hút người ta đến với em vì sự cởi mở và tử tế và em thành công với sự khiêm tốn rất cao. Em nghiêm trọng về mục đích, đam mê học hành, và một cảm nhận mạnh mẽ về sự chính trực.”
‘Học Sinh Người Mẫu’ tại trường North Forest rực sáng một con đường cho chính mình và gia đình
Jhebre Warren có những ước mơ và nguyện vọng lớn hơn Texas.
“Em muốn làm chủ một công ty luật,” em nói. “Di chuyển ra khỏi Texas sẽ là một kinh nghiệm tốt hơn cho em và gia đình. Vì em có cơ hội để đi ra, để khám phá và xuất chúng, em sẽ thi hành điều đó.”
Trước khi bước lên khán đài để nhận bằng trung học, học sinh thủ khoa Lớp 2016 này của trường Trung Học North Forest đang kết thúc những hoạch định theo học trường Wesleyan University ở Connecticut để học về tâm lý với hy vọng trở nên một luật sư. Là một trong những người lãnh đạo hàng đầu trong trường, Warren đã đối diện với nhiều thử thách cá nhân mà em nói đã thúc giục em trở nên xuất chúng và đền ơn người khác.
“Cha em từ trần khoảng hai năm trước, và đó là người bạn tốt nhất của em, và mẹ em bị bệnh phình mạch khoảng bốn năm trước,” em nói. “Thực sự trong nhà có bảy người và em là con út. Không ai khác thực sự làm điều gì để giữ gia đình ổn định, nên em biết người đó phải là chính em.”
Hiệu Trưởng Richard Fernandez của trường North Forest High School gọi Jhebre là “một học sinh gương mẫu” em có một cách tiếp cận với giáo dục mà mọi học sinh khác có thể học hỏi.
“Nó thực sự giúp đỡ học sinh chúng tôi khi các em thấy các học sinh hay người lớn khác thành công mà họ xuất phát từ chính khu xóm và chia sẻ hành trình hay các hoàn cảnh tương tự,” Fernandez nói. “Jhebre là một tấm gương sáng chói cho trường chúng tôi về điều có thể xảy ra khi các em chăm chỉ và kiên trì vượt qua bất cứ gì trong đời. Em là một kiểu mẫu Bulldog.”
Jhebre nói tuy em nhớ trường, em phấn khởi để nhận một học bổng toàn phần để vào đại học và đại diện trường North Forest như một trong những học sinh tài giỏi trong trường này.
Em nói, “Nếu em có thể đền đáp người khác, đó là về sự tốt lành nó có được.”
Học sinh lớp 12 trường Jane Long Academy thành công lèo lái qua chương trình cán sự dược khoa, nhiệm vụ gia đình
Jonathan Urquilla tốt nghiệp trường Jane Long Academy với một bằng cán sự dược khoa. Đó là một thời gian dài cho em, nhưng em có một kế hoạch lớn hơn là ngày nào đó sẽ trở nên một bác sĩ.
Jonathan sinh ở San Francisco bởi một bà mẹ người Salvador và cha là người Mễ, nhưng cha của em không góp phần cho cuộc đời em khi lớn lên. Gia đình em làm chủ một tiệm ăn ở Vùng Vịnh, nhưng họ bị ép buộc phải ra khỏi cơ sở này, mẹ em đã đưa Jonathan và các anh chị em sang Houston, ở đây họ gầy dựng gia đình.
“Em có một người anh, nhưng anh ấy tự lập sớm, nên em trở thành người chính của gia đình,” Jonathan nói. “Em thường làm việc giúp mẹ em và cô em gái, trước hết là trong tiệm ăn mà mẹ em làm việc, và sau này tại tiệm Walgreen’s.
Người học sinh lớp 12 này ghi danh tại trường Jane Long Middle School khi lớp bảy, và mùa hè trước khi lên lớp 10, Hiệu Phó Keri Wittpenn thuyết phục em hãy ghi danh vào chương trình Pharmacy Technology Futures Academy. Bất kể sự đòi hỏi của chương trình là em phải lấy các lớp ở Đại Học Cộng Đồng Houston, em đã làm việc 30 giờ một tuần tại tiệm Walgreen’s.
“Em không bao giờ xin mẹ em điều gì,” em nói, “và khi mẹ em bị thất nghiệp trong một vài tháng, em đã trả tiền thuê nhà và các chi phí điện nước.”
Em của Jonathan, bây giờ 14, từng bị bệnh kinh phong khi còn nhỏ. Em cũng giúp chăm sóc và trả tiền bác sĩ khi cần.
Người học sinh lớp 12 này dự định theo học đại học Sam Houston State University và học về ngành kỹ thuật y sinh, với mục tiêu lâu dài là theo học một trường y khoa để trở nên một chuyên gia thuốc mê.
Jonathan dự định tìm một công việc cán sự dược gần đại học Sam Houston State và tiếp tục giúp đỡ gia đình khi cần.
“Em chọn trường Sam Houston vì nó không xa với mẹ em,” em nói. “Em muốn giúp mẹ em có được bằng GED để có thể chấm dứt việc bồi bàn và có được việc tốt hơn.”
Học sinh lớp 12 trường Sharpstown International cho rằng sự tự thúc đẩy, chăm chỉ là yếu tố thành công
Hãy để ý đến công việc.
Đó là câu thần chú của Miguel Gutierrez trong suốt thời trung học II cấp, và đó là một triết lý đã giúp em rất nhiều từ khi từ giã cha mẹ ở lại Mễ để đạt được các mơ ước của em ở Houston.
“Lúc đầu thật khó, vì họ nuôi nấng em trở nên một người có trách nhiệm,” Miguel nói, em sống với người anh trong bốn năm qua. “Em chú ý đến lớp vì em biết những cơ hội này thì có giá trị.”
Là một học sinh lớp 12 trường Sharpstown International School, Miguel đến Houston khi 7 tuổi. Em theo học các trường tiểu và trung học ở đây trước khi gia đình trở về Mễ khi em 14 tuổi, sau khi cha em gặp khó khăn tìm việc trong ngành xây cất.
Em học một vài năm ở đo trước khi nhận ra rằng em không được thúc đẩy cho đến hết khả năng. Em xin cha mẹ cho trở lại Houston, đề em có thể chú ý hơn đến học hành. Người anh của em cũng làm việc trong ngành xây cất, đã giúp đỡ và khích lệ em tiếp tục.
Em nói, “Em nhận thấy thời gian qua nhanh, và em phải làm điều gì đó để giúp em phát triển và có ích cho bản thân và gia đình tương lai.”
Động lực đó và hướng đi đã giúp Miguel, một học sinh được điểm A, theo đuổi ngành kỹ sư xây dựng tại đại học Texas A&M University vào mùa thu này. Em đã để ý đến trường West Point và ngay cả đi thăm. Nhưng sau cùng, em muốn gần hơn với cha mẹ. Em được tài trợ và học bổng từ công ty luật Vinson & Elkins để theo học trường A&M.
Nhưng em không dự định thả lỏng việc học hay bị sao nhãng bởi đời sống đại học.
“Em sẽ không ổn định và thỏa mãn với những gì mà sự cố gắng tối thiểu đem lại để sống,” Miguel nói. “Em phải cố gắng hết sức có thể.”
Học sinh lớp 12 trường “Sterling Aviation High School” muốn khích lệ người khác theo con đường của em đến thành công
Maryury Santos-Cruz không nói được tiếng Anh khi đến Hoa Kỳ từ Honduras lúc 10 tuổi. Tám năm sau, em là thủ khoa của lớp tại trường Sterling Aviation High School.
Em cho rằng nhờ các chương trình truyền hình Mỹ, đọc sách không ngừng, và sự dẫn dắt hiệu quả của giáo chức ESL ở trung học đã giúp em vượt qua trở ngại ngôn ngữ.
“Em không nản. Em không bao giờ bỏ cuộc,” em nói. “Em tự tin ngay cả người khác không nghĩ như vậy.”
Là một phần tử của hội National Honor Society em tốt nghiệp và hướng về đại học: một bằng cán sự về ứng dụng khoa học và quản lý tiếp tế toàn cầu của Đại Học Cộng Đồng Houston. Em đang vào Đại Học Houston trong mùa thu để học môn chính về dược khoa và “đền đáp cộng đồng” là ý định hàng đầu trong danh sách việc phải làm sau khi tốt nghiệp.
Đó là một điều từ lâu em coi đó là ưu tiên
Là một người dìu dắt OneGoal, Maryury giúp các học sinh khác thấy khả năng của mình, khích lệ các học sinh lớp 11 hãy nghĩ đến đại học và những lựa chọn cho tương lai.
“Em muốn các học sinh thấy có nhiều điều trong thế giới này.”
Em khích lệ các học sinh kém ở trường hãy hoàn tất những gì họ đã khởi sự và “nếu bạn cần sự giúp đỡ, hãy đi tìm. Hãy tìm một số người dìu dắt. Bạn không bao giờ biết mình đã hoàn tất được gì nếu không bao giờ thử.”
Maryury nói các giáo chức của em ở HISD đã cho em những dụng cụ cần để thành công, em nhất mạnh tầm quan trọng của giáo dục và luôn khích lệ em hãy thi hành tốt hơn. Và cha mẹ em cũng là yếu tố thành công của em.
“Em phấn khởi làm gia đình hãnh diện và cho họ thấy những gì họ đã thi hành cho em thì cuối cùng thật xứng đáng.”
Á khoa trường Milby HS vượt qua thách đố nhờ quyết tâm
Là á khoa của trường Trung Học Milby và một kỹ sư y sinh tương lai, thật khó để mượng tượng con đường mà em Joe Salazar phải trải qua để đạt được kết quả như thế.
Joe nói, “Khi còn bé, em bị bỏ rơi. Cha em là một người nghiện rượu, và mẹ em ít khi gần con cái.”
Sự ngược đãi tiếp tục từ năm này sang năm khác, cho đến một đêm kia khi người cha say sưa về nhà và đánh đập đứa con, làm gẫy cả hai chân. Các bác sĩ nói Joe không thể bước đi được nữa, lúc ấy Joe sáu tuổi.
“Em nhớ nằm trên giường bệnh viên với một nửa thân thể bị bó bột, em chỉ khóc. Em không muốn trở về nhà,” Joe nói. “Em tụt xuống giường và khóc đến độ người y tá phải nghe.”
Y tá ấy, xúc động vì câu chuyện của Joe, sau đó đã đưa em về nhà như một đứa con nuôi.
Sau khi được là con nuôi, Joe khởi sự tìm cách xây dựng lại cuộc đời. Em trở lại trường nhưng cảm thấy bị cô lập. Em học thua sút và, không có sự thúc giục, em đã vào trung học.
Đó là khi các sĩ quan cảnh sát Eric Hopkins và Charles Benson bước vào với một thách đố mới – chương trình JROTC của trường Milby.
“Em không có hình ảnh một người cha, họ thực sự là một phần lớn trong đời em,” Joe nói. “Qua quy cách và kỷ luật quân đội, họ giúp em phá vỡ sự nhút nhát và tự thách đố chính mình.”
Me not having a father figure, they really were a big part of my life,” Joe said. “By using military customs and discipline, they helped me break away from shyness and made me challenge myself.”
Cô giáo của Joe, bà Christen “Brooke” Skeen, kéo Joe sang một bên và nói rằng nếu em cố gắng, em có thể là thủ khoa hay á khoa của lớp.
Tuy lúc đầu Joe nghi ngờ điều đó, những lời của cô giáo cho em một mục đích. Em sẽ tốt nghiệp gần đứng đầu lớp, lên đại học, và một ngày kia, giúp những người khó cử động qua ngành kỹ sư y sinh (biomedical).
Cho đến bây giờ, Joe Salazar đã vượt qua mục đích đó. Danh sách các trường hàng đầu của em thật hứng khởi – trước hết được học bổng vào đại học em muốn, trước hết vào Boys State và có hạng, và một học bổng của Citgo.
Em sẽ vào trường Colby College ở Maine nhờ học bổng toàn phần từ Questbridge trong chương trình hai bằng cấp. Em sẽ học bốn năm ở đây, sau đó hai năm tại đại học Columbia University.
Joe không để những cảm nghiệm khi còn nhỏ làm nản chí. Em lấy lại được khả năng bước đi hoàn toàn nhờ sự quyết tâm và lấy lại mục đích của em qua việc học tại trường Milby.
Và nếu em nghi ngờ khả năng để vượt qua bất cứ thử thách nào, em có một viễn ảnh để nhắc nhở: Tất cả những năm sau này, em vẫn giữ phần bột bó chân.