Category Archives: Tôi Là HISD

Cựu học sinh và người điều hành trường T.H. Rogers chú trọng đến sự khuyến khích người khác

Khi học sinh trường T.H. Rogers School được giải tán, ca làm việc của ông Thomas Winston thì mới bắt đầu. 

Là một người điều hành công trường, ông Winston là việc ban đêm, nhưng trông đợi những khi ông gặp các học sinh tiểu và trung học I cấp trên đường về nhà.

Đôi khi ông chỉ chào hỏi các em với một câu “hello” thân mật, những lúc khác ông thích có lời khuyên và chuẩn bị các em để vào đời.

“Tôi nói với các em là cần phải lên đại học và kiếm được việc làm,” ông Winston nói qua một thông dịch viên. “Tôi muốn khuyến khích điều đó.”

Cũng như nhiều học sinh theo học trường T.H. Rogers, ông Winston bị điếc.

Ông còn là một cựu học sinh trong chương trình vùng 4 cho người điếc của trường này, nơi đây mọi người có kinh nghiệm với hoặc hiểu biết bệnh điếc. Ông tốt nghiệp chương trình này vào năm 1980, sau đó lên trường trung học Lamar là nơi ông được giáo dục về môn bóng đá và chạy đua.

“Ông là một thí dụ điển hình mà chúng tôi muốn thấy trong tương lai của mọi học sinh,” Hiệu Trưởng Tiffany Chenier nói. “Tôi nghĩ về sự kiện rằng ông trở lại nơi ông được giáo dục thì nó nói lên rất nhiều về sự tận tụy cũng như quyết tâm của ông đối với trường chúng tôi.”

Công việc của ông Winston là giữ trường ngăn nắp, hoạt động, và an toàn – là điều ông từng thi hành kể từ khi trở về trường cũ là một nhân viên cách đây 19 năm. Ông còn trông coi bốn quản gia là những người không biết ký hiệu và hầu hết nói tiếng Mễ, tuy vậy với ông Winston điều đó không phải là một vấn đề.

“Tôi biết chút ít tiếng Mễ nên điều đó có ích,” ông 56 tuổi nói, và thêm rằng ông có thể đoán được chữ phát âm và dùng cử điệu để hiểu phần còn lại.

Tuy ông Winston bị mất thích giác khi năm tuổi, điều đó không bao giờ khiến ông ngừng sử dụng tiếng nói – nhất là khi cổ vũ và chào hỏi người khác.

Là một cựu phó chủ tịch của hội “Houston Black Deaf Advocates”, ông Winston hoạt động để cổ vũ và bảo vệ nền văn hóa và di sản của người điếc trong thành phố này. Tại trường Rogers, ông thường là người đầu tiên chào đón các khuôn mặt mới đến trường này.

“Ông là một người tốt và rất hữu ích,” bà Maria Hernandez nói, bà là phụ tá hành chánh văn phòng và đã gặp ông Winston vào ngày đầu tiên cách đây 10 năm. “Mọi phụ huynh, nhân viên, và học sinh đều biết ông.”

Khi ông Winston chuẩn bị kỳ nghỉ mùa đông để gặp gỡ con trai, con gái và cháu gái của ông, ông muốn nhắc nhở những học sinh bị điếc hãy nhìn lên cao. Ông nói, cơ hội ngành nghề tốt thì vẫn có.

“Nó có thể là một thách đố, nhưng ngoài đó có những người có thể khích lệ và hỗ trợ bạn,” ông Winston nói.

Tôi là HISD: ‘Thiên Tài Ẩn Giấu’ Frank Mann tạo dấu ấn trong ngành hành không

Học sinh tốt nghiệp trường Phyllis Wheatley High School là Frank Mann (1908-1992) chỉ mới 11 tuổi khi gặp ông Howard Hughes trong một sân bay ở Houston. Mann tiếp tục trở nên một kỹ sư không gian và hàng không thành công, và làm việc cho hãng Hughes ở California. Là một đứa trẻ da đen sinh năm 1908 bởi một bà mẹ không chồng, ông đã vượt qua mọi thách đố để thành công đáng kể trong ngành của ông. H.T. Bryer, tác giả cuốn “Hidden Genius: Frank Mann, the Black Engineer Behind Howard Hughes,” biết ông Mann một cách cá biệt. Ông và người em Paul Bryer, ông này là bạn tri kỷ của ông Mann, đã dành 20 năm để viết cuốn sách này.

Làm thế nào ông và người em gặp gỡ ông Frank?

Năm 1974, một tên trộm đã đột nhập vào tiệm sửa xe của ông Frank ở vùng nam Houton qua một lỗ thông hơi trên mái nhà. Em tôi là Paul tình cờ được người quản lý cho ông Frank gọi đến sửa. Sau khi sửa xong, ông Frank đưa em tôi vào văn phòng của ông, trong đó đầy những hình ảnh lịch sử về các máy bay và xe thể thao. Paul rất cảm kích đến độ nó quyết tâm cho thế giới biết rằng ông này không chỉ là một trong những kỹ sư giỏi nhất thế giới mà còn là một người da đen. Paul đã giới thiệu tôi với ông Frank vào đầu thập niên 1980.

Làm thế nào ông Frank thích về máy bay và các cơ khí khác?

Khi Frank 9 tuổi và sống ở Dayton, Texas, một chiếc máy bay Thế Chiến I bị hết xăng và phải đáp xuống gần nhà của ông. Ông rất cảm kích đến độ ông bắt đầu làm một mô hình máy bay. Khi 11 tuổi, ông dùng thời giờ rảnh để sửa xe của hàng xóm và kiếm đủ tiền mua một chiếc xe cho chính ông. Ông có một cô bạn gái, và ngày kia khi ông bực mình với cô ta, ông lái xe chạy vòng vòng và thấy một tấm bảng ở phi trường viết, “Đi máy bay, một đô la.” Sau đó, ông Frank quên đi các bạn gái và trở nên say mên với các máy bay.

Làm thế nào ông Frank gặp ông Howard Hughes?

Frank bắt đầu làm việc ở phi trường, học cách sửa các động cơ máy bay. Ông Hughes cũng lảng vảng ở phi trường, vì nó gần công ty chế dụng cụ của cha ông. Hai người đã gặp nhau, và ông Howard nói với ông Frank ông gặp khó khăn với chiếc máy bay của ông. Ông Frank đã giải quyết được khó khăn này và trở nên một người bạn mà tình bạn ấy kéo dài nửa thế kỷ. Sự yêu thích máy bay của ông Frank tiếp tục trong thời gian ở trường Trung Học Wheatley. Ông Hughes đã tài trợ cho ông Frank làm chiếc máy bay một chỗ ngồi mà ông đang thử tại trường Wheatley, bay vòng quanh trường một vài lần trước khi phải hạ cánh xuống gần đó và bị bể.

Ông Frank học gì tại trường Wheatley High School?

Theo ông Frank, ông được sự giúp đỡ nhiều từ các giáo chức, nhất là các giáo chức cơ khí và khoa học. Đôi khi họ đã giúp ông trên một vài đồ án sau khi tan học.

Ông Frank theo đại học nào?

Mẹ và cha kế của ông Frank là giáo chức, nên ông đồng ý vào trường Prairie View A&M và học trở nên một giáo chức. Ông tiếp tục sửa xe trong khi học và chế một chiếc xe trong năm thứ nhất. Sau năm thứ nhất, ông kết luận rằng ở Prairie View không có gì hơn để học. Ông muốn biết thêm về kỹ sư hàng không và xe hơi, nhưng thật khó để tìm ra một đại học chấp nhận một sinh viên da đen. Sau cùng, ông được nhận vào Đại Học Minnesota và sau này ông tốt nghiệp trường Ohio State University.

Ông Frank làm gì sau khi tốt nghiệp đại học?

Ông Frank đến Compton, Calif., và trở nên một kỹ sư tự lập. Năm 1934, ông biết rằng ông Howard Hughes ở California và đã liên lạc với ông này. Ông Hughes thuê ông Frank làm việc cho công ty mới thành lập của ông là Hughes Aircraft Company. Trong những năm tiếp đó, ông Frank làm việc là một nhà thầu độc lập cho các hãng Lockheed, Boeing, và các hãng chế tạo máy bay ở California.

Có những phiêu lưu nào khác mà ông Frank đã tham dự vào?

Năm 1935, ông Frank được biết về số phận của những người Ethiopia, họ bị nhà độc tài Ý là Benito Mussolini và quân đội đàn áp. Bất kể lệnh của Chính Phủ Hoa Kỳ, ông Frank đã gửi máy bay của ông sang Ethiopia để bay thám sát cho quân đội của Hoàng Đế Ethiopia là Haile Selassie.

Năm 1939, ông Frank được mời đến viện Tuskegee Institute để trở nên một trong những huấn luyện viên phi công dân sự đầu tiên, nhưng ông bỏ chương trình này vì điều kiện tồi tệ của các máy bay huấn luyện mà chính phủ Hoa Kỳ đã cung cấp cho họ. Sau đó ông yêu cầu bạn ông là Howard Hughes dùng ảnh hưởng của ông với chính phủ để có các máy bay huấn luyện tốt hơn cung cấp cho chương trình này.

Tôi biết rằng cả hai ông Frank Mann và Howard Hughes đều dính dáng đến các chương trình giúp quân đội Hoa Kỳ trong Thế Chiến II. Ông có thể cho chúng tôi biết những đóng góp của họ cho cuộc chiến này không?

Năm 1942, ông Frank là một trong những kỹ sư hàng không được chính phủ chọn để làm bớt trọng lượng của chiếc máy bay thả bom Michell B-25 được sử dụng bởi ông Jimmy Doolittle. Điều này giúp cho họ có thể cất cánh từ sàn tầu của hàng không mẫu hạm U.S.S. Hornet. Họ còn thay đổi các chiếc máy bay thả bom để có thêm nhiên liệu cho phép họ thả bom nước Nhật và sau đó có thể hạ cánh ở Trung Cộng.

Trong 1944-45, ông Frank được thuê vào chương trình Howard Hughes để tái vũ trang các máy bay thả bom và phi công Hoa Kỳ với hệ thống tiếp đạn mới cho các súng máy 50 ly, nhờ đó gia tăng tỉ lệ bắn ra từ 50 đến 500 viên đạn trong một phút.

Không lâu sau Thế Chiến II, ông Frank phụ tá ông Hughes trong việc hoàn hảo hóa thiết kế máy bay lớn nhất thế giới, chiếc Spruce Goose, nhờ đó nó được chế tạo và bay được.

Ông Frank đã dùng tài hàng không của ông để cải thiện kiểu khí động học của các xe thể thao ông chế ra và bán cho các tài tử Hollywood. Ông có thể cho chúng tôi biết chút ít về phần này không?

Năm 1948, ông Frank bắt đầu thiết kế và chế tạo các xe thể thao cho các tài từ ở Hollywood. Ông đã làm các chiếc xe cho tài từ Mickey Rooney, David Rose trưởng dàn nhạc, và người giúp vui Herb Jeffries. Ông Frank đặt tên chiếc xe đầu tiên là Eldorado theo tên một hộp đêm ở Houston, nơi ông điều khiển chương trình. Sau đó ông Frank làm một chiếc xe thể thao nhỏ với dàn xe bằng fiberglass cho một giám đốc của Walt Disney mà nó trở thành nguyên mẫu cho chiếc Chevy Corvette. Năm 1950 ông làm một xe khí động lực theo kiểu mẫu phản lực cơ F-86 Sabre Jet mà ông gọi là “Baby LeSabre.” Chiếc này thắng giải Best Sports Car of the Year của Motor Trend Magazine trong tổ chức Los Angeles Motorama.

Ông Frank được vinh danh trong một nghi lễ tại trung tâm Không Gian Johnson của NASA. Vui lòng cho chúng tôi biết về những đóng góp của ông cho chương trình không gian.

Trong thập niên 1960 ông Frank làm việc tại Hughes Culver City, Calif., các phòng thí nghiệm không gian. Một trong những đồ án ông làm việc là Surveyor Moon Exploration Unit, mà nó đã đáp xuống mặt trăng và gửi về địa cầu các tấm hình đầu tiên về mặt trăng. Ông còn làm việc trên các thiết kế sơ khởi cho Phi Thuyền Không Gian và được trao cho nhiệm vụ củng cố chiếc Boeing 747 chở phi thuyền, làm cho chiếc này có thể chịu được sức mặng của Phi Thuyền Không Gian để có thể chở ngang qua quốc gia từ các những chỗ hạ cánh khác nhau.

Dường như ông Frank đã góp phần phát triển một số kỹ thuật lớn nhất của thế kỷ 20. Ông sống những năm sau cùng như thế nào?

Ông Frank về hưu năm 1972 và di chuyển đến Houston để chăm sóc bố mẹ già, và ông tiếp tục sửa chữa máy bay của ông cũng như các thiết kế xe hơi. Ông Frank có trí thông minh và duyên dáng và có một đời sống xã hội tích cực, ca hát, khiêu vũ, và là nhà hài hước trong nhiều hộp đêm ở Houston. Ông Frank từ trần ngày 22 tháng Mười Một, 1992 ở Houston, là quê nhà của người bạn và người dìu dắt ông là Howard Hughes. Ông hưởng thọ 84 tuổi.

Tôi là HISD: Gặp gỡ dương cầm gia nổi tiếng và sáng tác gia ‘Selma’ là người phát triển sự yêu nhạc trong các trường HISD

Trong mục I Am HISD tuần này, để đề cập đến các học sinh, cựu học sinh, nhân viên, và các phần tử khác của khu học chánh, cựu học sinh HISD và là dương cầm gia, sáng tác gia, và trưởng ban nhạc nổi tiếng là Jason Moran nói về việc đền ơn các trường HISD mà ông đã theo học và nhận được một tài trợ “thiên tài” của McArthur. Ông đã từng theo học các trường “McGregor Elementary School”, “Gregory Lincoln Education Center”, và “High School for the Performing and Visual Arts”. Trong một chuyến thăm viếng Houston để gặp các học sinh tại ba trường này, ông đã dành thời giờ để nói chuyện với HISD dù rất bận rộn.

Lưu ý đặc biệt: Ông Jason Moran sẽ trình diễn với Chris Dave từ 4g45 đến 5g30 chiều vào Chúa Nhật, 17 tháng Tư, tại công viên MacGregor Park (5225 Calhoun, 77021) trong Khu Ba. Nhạc buổi chiều, “Meet Me at McGregor,” là sinh hoạt sau cùng trong lễ hội CounterCurrent và khởi sự lúc 2g trưa. Sinh hoạt này thì miễn phí nhưng phải có vé. Vui lòng xem đầy đủ chi tiết ở đây.

Ông đang trong thời gian trở lại với ba trường mà trước đây ông theo học trong HISD. Điều gì khiến ông đền đáp những học sinh ở các trường ấy?

Nhiều loại khuôn khổ tư tưởng mà tôi tiếp tục sử dụng khi là một nghệ nhân trưởng thành thì đã học được từ các trường ấy. Trường Tiểu Học Macgregor là nơi một nhạc cụ được đặt vào tay tôi (đàn vĩ cầm), và điều đó khiến bố mẹ tôi mua chiếc đàn dương cầm cho tất cả các con trai thực tập. Đàn đó hiện vẫn còn trong phòng khách của tôi ở Nữu Ước, và có lẽ đó là chiếc đàn tôi chơi nhiều nhất. Tuy thoáng qua, những ý tưởng này đã gieo vào tâm trí một đứa trẻ thì rất quan trọng.

Động lực nào đằng sau việc ông giao tiếp với các học sinh?

Tôi muốn thấy các tương giao mới mà học sinh phát triển với nhau là gì. Tôi muốn tìm hiểu âm nhạc giao nhau thế nào với các nghệ thuật khác, và sau đó xây những cầu nối giữa chúng. Tôi muốn chứng kiến những gì đang xảy ra trong các trường và trở nên một phần của điều đó. Số thống kê không cho biết những gì xảy ra trong các lớp. Khi quý vị nghe học sinh và xem họ diễn tả, điều đó có ảnh hưởng mạnh.

Tôi biết rằng sự hợp tác là một phần trong tiến trình sáng tạo của ông. Ông nói ông làm việc với các biên đạo múa, văn sĩ, và nhiều loại nghệ nhân khác. Khi nào điều đó trở thành điểm chú ý?

Rất nhiều ý tưởng về sự hợp tác đã khởi sự từ HSPVA – chỉ cần ở trong một cơ sở mà các nghệ nhân về thưởng lãm, kịch nghệ, ca hát, và dàn nhạc giao tiếp. Chúng tôi có những lớp căn bản với nhau nhưng sau đó tách rời thành nhiều môn khác. Những đối thoại thật không thể tin được. Tôi biết khi đến Nữu Ước, phần mà tôi phải thi hành của một nhạc sĩ thì đó là điều đã xảy ra trong nghệ thuật, không chỉ nhạc jazz và âm nhạc nhưng toàn thể, từ sân khấu cho đến văn chương đến phim ảnh đến vũ điệu. Tôi nhất định tìm cho mình một âm điệu, người ta nghĩ như thế. Có những đối thoại không luôn tập trung đến âm nhạc giúp tôi trở nên một người trọn vẹn hơn. Điều đó quan trọng để tìm hiểu các quan điểm của người khác.

Khi ông ở trung học, ông có mường tượng ra một tương lai như hiện thời đang sống hay không?

[Cười] Thật ngạc nhiên. Tôi không thể mường tượng ra một nghề nghiệp như thế này khi ở trung học, đừng nói gì lúc 6 tuổi khi tôi khởi sự chơi vĩ cầm. Tôi không biết một nhạc sĩ làm gì, đừng nói gì cách kiếm sống. Có một cộng đồng quốc tế của những người mạnh mẽ tin rằng nghệ thuật phải tiếp diễn. Chúng ta phải giữ cho nghệ thuật trơn tru, chạy đầu, và nhất thời. Là một nhạc sĩ, tôi hiểu cách người ta làm việc với nhau nhiều hơn là tôi học được từ các lớp xã hội học. Dương cầm là giấy thông hành của tôi vào cộng đồng nghệ sĩ trên toàn thế giới – nó đưa tôi đến mọi nơi.

Ông thắng giải “McArthur Fellowship, ông viết nhạc cho cuốn phim “Selma,” ông là giám đốc nhạc jazz tại Kennedy Center, và trong ban giám đố của dàn nhạc New England Conservatory. Vinh dự nào có ý nghĩa nhất đối với ông?

Vinh dự là một phó sản phẩm của sự chăm chỉ. Nếu tôi chơi một đoạn nhạc, và con tôi và vợ tôi tất cả đều thích, tôi biết tôi đang làm đúng. Những vinh dự đó là điều giúp tôi tin tưởng khi ra sân khấu trình diễn. Dĩ nhiên tôi vui khi ai đó tán thưởng tài nghệ. Có một nghệ sĩ nổi tiếng về kèn saxo tên là Benny Golson, và chúng tôi chơi nhạc ballad chậm rãi trên một con lộ ở Hòa Lan. Nhạc ballad là một thử thách đích thực của một nhạc sĩ jazz, vì quý vị có thể nghe từng khoảng cách. Khi tôi chơi độc tấu, tôi thấy ông ấy nhìn tôi, sau đó ông nói, “Bạn có thể chơi nhanh, nhưng khi đến lúc chơi chậm, bạn thực sự biết cách chơi chậm.” Với một nhạc sĩ jazz, điều đó có nghĩa bạn thành thạo.

Vợ của ông, bà Alicia Hall Moran, cũng là một người trình diễn. Có bao giờ hai người hợp tác?

Vợ tôi là một ca sẽ và sáng tác gia nhạc cổ điển, và cô từng là hợp tác viên của tôi trong mọi quyết định. Cô thường đứng sau hậu trường, giúp tôi lèo lái và cho tôi một quan điểm của nữ giới. Thật hữu ích khi có một hợp tác viên hiểu biết mình. Cô ta thực sự là một hứng khởi.

Hai người con trai sinh đôi của ông có chơi dương cầm không?

Bây giờ chúng là những vũ công, và tôi thấy chúng quen với những gì làm chúng cử động. Tuy vậy, chúng sẽ chơi dương cầm một ngày nào đó, vì chúng tôi có nhiều đàn này trong nhà. Chúng sẽ thừa hưởng, nên sau cùng chúng sẽ biết chơi.

Có lẽ một ngày nào đó, cả bốn người sẽ hợp tác.

Điều đó đã xảy ra, nhưng còn nhiều việc phải làm. Khi ở với các con, điều đó giúp tôi có những quyết định đầy nghệ thuật. Nó làm sảng khoái khi tôi thấy tâm trí mình còn có những quyết định nghệ thuật tính. Trẻ con thi hành điều đó một cách ngẫu nhiên sáng chói.

Cha mẹ của ông ở đâu trong âm nhạc?

Cha mẹ tôi là những người thưởng thức. Họ thích nghe nhạc, và đưa chúng tôi đến bảo tàng viện, vũ viện, dàn nhạc. Họ muốn chúng tôi có văn hóa âm nhạc. Tôi là nhạc sĩ, nhưng hai em tôi hiểu cách thưởng thức và lắng nghe, và biết cách thảo luận, thực tế cũng như trừu tượng. Cha mẹ chúng tôi thấm nhập vào chúng tôi loại nghệ thuật mà nó cũng quan trọng như thể thao hay bất cứ gì khác.

Danh thủ quần vợt công nhận cảm nghiệm thời trung học HISD giúp bà trong nhiều hoàn cảnh xã hội

Trong tun này, mc I am HISD, đ cp đến các hc sinh, cu hc sinh, nhân viên, và các phn t khác ca hc khu, bà Zina Garrison, người đoạt huy chương Vàng thế vận hội và chung kết giải Wimbledon, nói về ai là thần tượng của bà khi còn nhỏ, tại sao bà không tham dự lễ tốt nghiệp để tham dự trận đấu quần vợt, và những gì bà có được khi ở trường Trung Học Sterling.

Bà khởi sự học đánh quần vợt khi 10 tuổi trong một chương trình ở khu xóm tại Houston. Vào lúc đó không có nhiều gương mẫu người Hoa Kỳ gốc Phi Châu trong ngành thể thao này. Vậy ai là thần tượng của bà khi còn trẻ?

Trong quần vợt, Arthur Ashe là người tôi chú ý, nhưng còn một bà thổ dân người Úc tên là Evonne Goolagong Cawley. Hầu hết những người tôi ngưỡng mộ thì ở trong khu xóm của tôi, những người chơi quần vợt hàng ngày. Bạn tôi là Lori McNeil và tôi là những người trẻ nhất ở đó, nên để chúng tôi được chơi với họ, chúng tôi phải giỏi. Họ không muốn chơi với chúng tôi cho đến khi chúng tôi có khả năng.

Cho tôi biết về thời gian của bà tại trường Trung Học Sterling. Các môn thể thao nào bà tham dự? Lúc bấy giờ cho môn quần vợt chưa?

Thực sự đã có môn ấy, nhưng tôi không chơi cho trường trung học. Vào lúc ấy, tôi đã là một cầu thủ quần vợt thiếu niên, và đó là môn thể thao tôi chú ý đến. Tôi cũng ở trong đội JROTC một thời gian, và trong đội Junior Rotary Club, ở đây họ dậy tôi các giao tiếp với giới thương mại. Tôi rất bẽn lẽn, và một giáo chức đề nghị tôi chọn môn ấy. Nó cho tôi biết cách nói trước công chúng và giúp tôi tự tin khi trước mặt người khác.

Bà có thích trường này không? Môn bà ưa thích là gì?

Nói chung đó là một cảm nghiệm rất tốt, nhưng môn duy nhất tôi thích là Anh Văn. Ngoài ra, đó là một phương tiện cho một cùng đích. Mẹ tôi nói, “Hoặc làm điều này, hoặc không được chơi quần vợt.” Nên tôi làm.

Tôi ngồi cạnh Clyde Drexler (cầu thủ bóng rổ nổi tiếng) trong lớp học tiếng Tây Ban Nha, và không bao giờ tôi quên được ông ấy. Ông gây khó khăn cho tôi ở Thế Vận Hội khi nói, “Bà chẳng học gì cả, chỉ ngủ trong lớp.” Và tôi nói với ông, “Nhưng tôi vẫn nói giỏi hơn ông.”

Cảm nghiệm của bà ở trường Sterling đã giúp bà như thế nào ngày nay?

Mọi người ở đó đã chạm đến đời tôi cách này cách khác – ngay cả giáo chức chính, người dậy tôi cách may vá. Bây giờ, nếu tôi ở Balê và phải lên gấu váy đầm, tôi tự nhủ, “Ô, mình biết làm việc này!”

Các giáo chức thường khích lệ tôi và giúp tôi làm bài tập sớm hơn thường lệ. Như thể họ biết tôi sẽ trở nên người gì, và điều đó đóng một vai trò lớn trong việc xây đắp sự tự tin. Bà Lori đôi khi phải khóc vì không được tham dự các trận đấu, nhưng tôi nhớ có một lần ở Nhật. Đó là trận đấu quốc tế đầu tiên của tôi, và ngay ngoài cổng trường có hàng chữ, “Chúc mừng, Zina Garrison!” Và tôi ngạc nhiên, “Làm thế nào họ biết điều này?”

Tôi biết là bà bỏ lễ tốt nghiệp để tham dự trận đấu quần vợt. Đúng không?

(Cười) Đúng. Vào lúc đó, tôi là thiếu niên số một trên thế giới, và tôi có cơ hội để chơi trong giải French Open. Khi quý vị có một cơ hội như thế, quý vị phải nắm lấy. Một tuần sau, tôi trở nên chuyên nghiệp. Tuy nhiên tôi không có cơ hội tham dự lễ tốt nghiệp. Mẹ tôi muốn biết chắc là tôi thi hành những điều như thế.

Bài học nào quan trọng nhất bà có được từ trung học?

Vì chương trình hàng không, trường Sterling hơi khác biệt, ngay cả vào lúc bấy giờ, về mặt đa dạng. Nó thực sự đi trước thời gian. Bây giờ, tôi cảm thấy tôi có thể giao tiếp với bất cứ ai.

Vào năm 1993, bà thành lập Zina Garrison Academy, một tổ chức vô vị lợi, để dậy các trẻ em về môn quần vợt. Điều gì thúc đẩy bà chia sẻ những gì bà đã học được?

Đối với tôi điều rất quan trọng là truyền lại những phước lộc tôi nhận được từ ông John Wilkerson. Ông John và những người khác đã cho tôi cơ hội để học hỏi về quần vợt, và điều đó đã thay đổi đời tôi. Tôi trở nên một con người hoàn toàn và có thể đi khắp nơi trên thế giới. Do đó tôi muốn trao truyền lại cho người khác.

Bù đắp cho nghề nghiệp trong giáo dục của một cán sự xã hội: nhìn thấy học sinh được chữa lành

Trong tuần này, mục I am HISD, đề cập đến các học sinh, cựu học sinh, nhân viên, và các phần tử khác của học khu, cán sự xã hội trường Sugar Grove Academy là Elba Ruibal nói về lý do bà làm việc trong trường công, điều gì lôi cuốn bà đi từ một trường trung học II cấp sang khung cảnh trung học I cấp, và một trong những thử thách lớn nhất khi phục vụ học sinh di dân.

Hãy bắt đầu với một chút về quá khứ. Bà là một cán sự xã hội đã bao lâu rồi, và khi nào bà gia nhập Nhóm HISD?

Tôi từng làm việc xã hội khoảng 25 năm. Tôi khởi sự làm việc với những nạn nhân của bạo lực trong gia đình tại trung tâm Houston Area Women’s Shelter và ở đó hai năm rưỡi. Tôi còn làm việc trong bệnh viện phụ nữ và trẻ em ở San Antonio, trong phòng cấp cứu trẻ em. Tôi đến HISD năm năm trước, và ở trường Trung Học Westbury trong bốn năm. Đây là năm đầu tiên của tôi tại trường Sugar Grove.

Điều gì khiến bà quyết định đi vào giáo dục công cộng?

Khi tôi có con riêng, tôi muốn ở với cháu trong mùa hè. Nhưng tôi cũng phải đối phó với nhiều nạn nhân của bạo lực gia đình ở bệnh viện, và tôi phải báo cáo sự ngược đãi đó cho sở Children’s Protective Services. Một khi các em rời khỏi phòng cấp cứu, tôi không bao giờ biết điều gì xảy ra cho các em, và những ý tưởng đó lẩn quẩn trong đầu. Nhưng trong khung cảnh trường học, tôi thấy các em đó hàng ngày và biết chúng còn sống. Tôi theo dõi, bảo đảm các em được an toàn, và trong những trường hợp rất tốt, tôi thấy các em được lành lặn.

Có lý do đặc biệt nào mà bà thuyên chuyển từ một trường trung học II cấp sang trung học I cấp không?

Có. Ở trung học II cấp, các em muốn vượt khỏi các ranh giới, muốn tự lập, nên có nhiều sự va chạm ở nhà. Một khi các em đến 17 tuổi, nhiều khi cha mẹ chúng nói, “Mày biết không? Tao đã xong việc. Mày muốn tự lập hả? Cứ tự nhiên.” Và các em không biết đi đâu. Những lựa chọn của chúng thật giới hạn. Ở trung học I cấp, vẫn có các phụ huynh như thế. Và tôi nghĩ, “Nếu mình đến với học sinh sớm hơn, có lẽ mình có thể giúp chúng trước khi đến độ như vậy.”

Vùng này từng thấy làn sóng người tị nạn từ các quốc gia tan nát vì chiến tranh. Tôi nghĩ một số em từng bị khủng hoảng bởi những gì chúng cảm nghiệm. Đâu là những thách đố khi phục vụ các học sinh này?

Thách đố lớn nhất của chúng tôi là giúp đỡ và giúp cảm em cảm thấy được chào đón. Tôi cố gắng nhìn đến các em đó hàng ngày, để các em biết rằng chúng tôi ở đây là vì các em.

Bà hiệu trưởng nói với tôi là một cán sự xã hội thường dừng ở đứa trẻ, nhưng bà đã đi xa hơn khi kiếm thực phảm, nơi ở, và quần áo. Bà ấy cũng nói là khi người khác nhìn thấy vấn đề kỷ luật thì bà lại thấy một diện khác, và bà rất giỏi khi biết nguồn gốc khó khăn vì bà đào sâu hơn. Tại sao lại như vậy?

Ồ, tôi không biết điều ấy (cười). Tôi chỉ liên lạc vì tôi thường làm việc trong một trung tâm tạm trú. Tôi muốn biết chắc là các gia đình có được những gì họ cần, về phương diện nhà ở và các dịch vụ khác, bởi vì nhiều người bị ngột ngạt.  Đôi khi tôi viết thư thay cho gia đình họ, vì họ không biết cách kể lại câu chuyện hay không biết lèo lách thế nào.

Phân tích gia thuyên chuyển học sinh trở thành người nuôi ong

Trong ấn bản “I am HISD” tuần này để đề cập đến các học sinh, cựu học sinh, nhân viên và các phần tử khác của khu học chánh, chuyên viên “Student Transfers Analyst” Anthony Dickerson (và là thành viên nhóm HISD 20 năm) nói về tin đồn việc ông nuôi ong, “Colony Collapse Disorder”, và lời khuyên cho các thành viên mới của Nhóm HISD.

Ông cho tôi biết về việc nuôi ong. Việc ấy khởi sự như thế nào?

Chuyện đó hơi phức tạp. Chúng tôi có một căn nhà ở ngoại ô, và tôi nhận thấy có tiếng vo ve trong tường. Chúng tôi tìm ra là có một tổ ong mà chúng xâm nhập căn nhà này. Tôi làm những gì mà người ta thường làm và gọi người diệt trừ sâu bọ.

Họ đến và xịt thuốc, nhưng khi phá các tường ra họ thấy tổ ong quá lớn và chúng đã ở đó từ lâu. Vì thế họ nói, “Ong đi rồi, nhưng tổ vẫn còn và chất “pheromones” vẫn còn. Do đó nếu có đàn ong bay ngang chúng sẽ ngửi thấy và lại tìm cách làm tổ nữa.”

Sau đó họ đóng tường lại và hầu như tôi quên hẳn việc đó. Khoảng một năm rưỡi sau, một đàn ong khác bay đến và, tuy chúng không thể lọt vào, chúng làm tổ ở gầm mái nhà. Và lần đầu tiên tôi quan sát thật kỹ – xem cách làm tổ như thế nào – và tôi bàng hoàng khi thấy chúng làm tổ thật tuyệt hảo.

Và điều đó khiến ông quyết định giữ chúng?

Kế hoạch đầu tiên của tôi là nghĩ cách lấy tổ ra khỏi gầm mái nhà để đưa vào một hộp, và như thế có lẽ tôi có được tổ ong cho chính tôi. Tôi khởi sự tìm hiểu thêm và càng đọc tôi càng thấy phấn khởi. Tôi tham gia tổ chức nuôi ong và khởi sự đi họp. Trong thời gian đó, tôi gọi người đến lấy tổ ong ấy đi.

Sau cùng, có ai đó nói rằng họ có sự thương lượng với một người nuôi ong, nếu tôi muốn mua một số ong. Do đó, tôi chọn một chỗ, dựng một tổ. Lúc đầu thật khó, nhưng sau năm đầu nó dễ hơn. Tôi vẫn còn tìm hiểu về ong. Một bà hỏi tôi là tôi có muốn giữ một tổ ong trong phần đất của bà ấy không. Vì thế, bây giờ tôi có hai chỗ để nuôi ong. Chúng bắt đầu làm ra mật. Việc này dẫn đến việc kia.

Tiến trình nuôi ong như thế nào?

Rất nhiều việc. Phải khuân vác nặng. Một hộp đầy mật ong có thể nặng từ 40 đến 100 cân, tùy theo kích thước của tổ. Quý vị phải vào tổ và xịt thuốc ngừa sâu bọ, và quý vị phải biết chắc là ong có đủ thức ăn trong các tháng mùa đông. Chúng thường không dự trữ đủ để sống sót.

Nhưng khi quý vị lấy mật và mở tổ ra lần đầu tiên, các giọt mật bắt đầu chảy ra – hoặc lần đầu tiên quý vị đổ đầy lọ với mật ong và nhìn thấy cái óng ánh vàng – quý vị thấy sung sướng, đó là một cảm giác toại nguyện. Đó là điều quý vị không thường cảm thấy với những điều khác.

Còn mặt trái thì sao?

Thì quý vị bị ong chích và một số người rất sợ điều đó, đây là lý do hầu hết người ta không muốn nuôi ong. Có đôi lúc tôi nghĩ, “Có lẽ mình chọn sai thú tiêu khiển. Có lẽ chúng muốn nói với mình điều gì đó. Mình sẽ ra khỏi việc này…” (cười) Nhưng tôi nghĩ các ích lợi vượt trên những nguy cơ.

Cảm tưởng của ông thế nào về việc bỗng dưng thiếu ong và số ong mật giảm đi?

Điều đó được gọi là Colony Collapse Disorder. Tôi từng mất một số tổ ong. Điều đó có xảy ra. Chúng tôi để mắt đến điều đó. Tôi nghĩ đó là thuốc diệt sâu bọ. Nó hầu như ảnh hưởng đến giới nuôi ong thương mãi, họ di chuyển tổ ong từ chỗ này sang chỗ khác. Những người nuôi ong tài tử… chúng tôi làm hư con ong.

Có lẽ ông là người nuôi ong duy nhất trong Văn Phòng Trung Ương của HISD.

Có lẽ như vậy! (cười) Và có lẽ là một trong vài người Mỹ gốc Phi Châu nuôi ong.

Ông có nói với nhiều người về thú nuôi ong không?

Tôi thực sự có khi tôi được mật ong. Có sự khác biệt rất lớn khi nói  rằng, “Đây là hũ mật ong tôi mua từ một tiệm thực phẩm,” và “Đây là hũ mật ong từ các tổ CỦA CHÍNH TÔI.” Điều này thật phổ thông. Người ta đến với tôi và hỏi tôi có hũ nào không.

Ông làm gì trong HISD?

Tôi làm việc trong sở Thuyên Chuyển Học Sinh. (Student Transfers). Tôi là người phân tích sự thuyên chuyển. Tôi tiến hành giấy tờ cho những học sinh nào muốn theo học một trường ở ngoài khu vực, hay một chương trình magnet. Tôi còn quyết định về nơi cư ngụ cho một học sinh thiểu số – là điều quý vị phải có khi ghi danh cho con em trong một trường mà quý vị không phải là cha mẹ ruột hay giám hộ.

Phần thích thú nhất của công việc là gì?

Đưa một học sinh vào trường mà chúng rất giỏi và chúng rất thích. Nó không phải là trường này thì tốt hơn trường kia, nó chỉ là đứa trẻ này có thể học tốt hơn trong trường này.

Thử thách nào khó khăn nhất trong công việc của ông?

Hừm… có lẽ chỉ là đống giấy tờ. Chỉ có ba người chúng tôi lo cho cả khu học chánh. Và các chương trình magnet thì rất cạnh tranh.

Ông khuyên gì cho ai đó mới đến với nhóm HISD?

Hãy đặt nhiều câu hỏi. Hãy ghi nhận nhiều lời khuyên. Tất cả những sở này thì giống như một đại gia đình.

Cựu học sinh trường Austin trở lại là một giáo chức

José Saenz trở về trường cũ chỉ năm năm sau khi tốt nghiệp ở đây

Trong tuần này mục “I am HISD”, để đề cập đến các học sinh, cựu học sinh, nhân viên, và các phần tử khác của học khu, José Saenz giải thích tại sao anh không thể không trở về trường cũ. Saenz đã theo học trường Austin High School và tham dự trong chương trình dậy học của trường này. Anh tốt nghiệp năm 2003, và hiện là một giáo chức tại trường Austin HS. Với sự kiện là anh cũng đã gặp người vợ của anh khi học lớp chín ở đây, hiển nhiên rằng, với Saenz, mọi con đường đều dẫn đến Austin.

Anh tốt nghiệp trường Austin năm 2003, và anh đã trở lại như một giáo chức. Anh làm gì sau khi tốt nghiệp, và điều gì đã đưa anh trở lại?

Khi sắp sửa xong lớp 12, tôi đã có ý định trở nên một giáo chức. Tôi theo học Đại Học Houston vào mùa thu 2003 và môn chính là lịch sử. Tôi cũng trải qua chương trình giáo dục ở đây. Sinh viên được yêu cầu làm một số giờ quan sát và một lục cá nguyệt dậy học. Tôi thỉnh cầu trường Austin là địa điểm cho cả hai việc này. Vì khi tốt nghiệp, tôi rất muốn trở về Austin để dậy và có cợ hội để việc dậy học này giúp tôi quyết định. Tôi cảm thấy là tôi có thể liên hệ với các học sinh đến từ cùng một khu xóm và có cùng nhiều cảm nghiệm đời sống. Tôi bắt đầu làm việc ở Austin năm 2008 và ngay cả trở lại UH khi đang làm việc vào 2010 để lấy bằng cao học về học trình và giảng dậy trong ngành xã hội học.

Khi anh ở trường Austin, có giáo chức nào anh coi như gương mẫu không?

Có một vài giáo chức ở trường Austin là các gương mẫu và thực sự giúp tôi sửa đổi nhiều thói quen xấu từ trung học I cấp mà nó gây trở ngại cho tôi. Tôi nghĩ khi là một giáo chức, tôi phải vay mượn và pha trộn nhiều phương pháp mà các giáo chức đó đã sử dụng với tôi, cũng như các phương pháp tôi học được sau nhiều năm để giúp tôi trở nên giáo chức tốt nhất mà tôi có thể.

Sao anh quyết định là một giáo chức?

Lúc đầu, tôi định theo học trường Texas A&M; tôi đã được nhận vào chương trình kỹ sư. Khi thực tập tại trường Tiểu Học Cage cho chương trình magnet của Austin, tôi được giới thiệu với một giáo chức từng là kỹ sư và đã bỏ nghề đó để trở nên một giáo chức. Ông ấy nói với tôi là điều quan trọng nhất cần nhớ là chọn một nghề vui thích và không chỉ vì đồng tiền. Ông nói, ông không thích thức dậy mỗi sáng khi là một kỹ sư và điều đó đã thay đổi khi ông trở nên một giáo chức. Càng suy nghĩ về điều đó, tôi càng nhận ra lý do tôi muốn theo đuổi nghề kỹ sư là vì khả năng tài chánh có thể kiếm được. Tôi cũng bắt đầu nghĩ về thời gian của tôi ở trường trung học và một số thách đố phải đương đầu. Tôi không phải là học sinh giỏi ở trung học I cấp và thường gặp trở ngại. Có những giáo chức nói với tôi rằng tôi sẽ không thành đạt được điều gì cả và vì có một lối sống xấu tôi không bao giờ thành công. Nghĩ lại những điều này, điều đó đã thúc giục tôi trở nên một giáo chức và không chỉ để chứng minh là người ta sai, nhưng để có cơ hội ảnh hưởng tốt đến các học sinh giống như tôi.

Anh từng dậy các môn xã hội học và lịch sử ở mọi cấp lớp. Điều anh thích nhất khi dậy học là gì?

Nếu phải chọn điều thích nhất khi dậy học, có lẽ đó là được liên hệ với học sinh và có ảnh hưởng đến không chỉ quan niệm về học hành nhưng còn về đời sống cách tổng quát. Khi học sinh cảm thấy thoải mái nói chuyện với tôi là giáo chức về những khó khăn, mục tiêu đời sống, và những tham vọng của họ, thật sung sướng khi biết là các em tin tưởng nơi tôi và tôn trọng tôi đủ để muốn tôi hướng dẫn. Vì tôi cũng đến từ một quá khứ như nhiều học sinh ở Austin, tôi cảm thấy có bổn phận phải cố gắng và giúp đỡ càng nhiều nếu có thể, không chỉ về học hành, nhưng còn về đời sống cá nhân.

Thật không dễ để trở nên một giáo chức thành công và có hiệu quả. Giá trị chính yếu nào đã giúp anh nhiều nhất trong hành trình từ học sinh đến giáo chức?

Sự tôn trọng. Ý tưởng về sự tôn trọng hỗ tương thường là giá trị cốt yếu đã giúp tôi rất nhiều. Nhiều giáo chức mà tôi không đồng ý khi còn là học sinh cũng mong đợi sự tôn trọng mà tôi không có. Khi trở nên một giáo chức, đó là điều tôi tự nhủ là mình sẽ không vướng phải. Tôi thường nói trong ngày nhập học về sự tôn trọng hỗ tương. Tôi nói với các học sinh rằng tôi sẽ luôn đối xử họ với sự tôn trọng và tôi cũng mong đợi được tôn trọng lại. Nhất là ở trung học II cấp, học sinh cảm thấy họ là những “người lớn” và muốn được đối xử như vậy. Tôi nghĩ nhiều lần, nếu tôi cho họ thấy sự tôn trọng mà tôi muốn khi nói chuyện với họ, các em sẽ đáp trả trong một lối đối xử tốt. Tôi nghĩ ý tưởng tôn trọng hỗ tương là một trong những lý do chính tại sao tôi không gặp nhiều khó khăn trong khi dậy học.

Kỷ niệm nào hay giây phút nào đáng nhớ nhất với trường Austin?

Gặp được vợ tôi khi học lớp chín.

Thích hợp để chọn cựu học sinh trường Yates được giải “Daytime Emmy” lần thứ hai

Trong ấn bản tuần này, mục “I am HISD”, đề cập đến các học sinh, cựu học sinh, nhân viên, và các phần tử khác của khu học chánh, người thắng giải “Daytime Emmy” (và là một phần tử của Lớp 1982 trường Jack Yates School of Communications Class) Kim Gagne thảo luận về việc khi nào bà nhận ra sự nghiệp trong ngành truyền hình là vận mệnh, cách bà khởi sự công việc đầu tiên trong truyền hình, và hành trình đưa bà từ việc thu thập thông tin trong những ổ ma túy đến chương trình “The Steve Harvey Show.”

Bà ở trong ngành truyền hình trên 20 năm và giờ đây trông coi việc sản xuất chương trình “The Steve Harvey Show.” Bà đã khởi sự như thế nào và điều đó đã đưa bà đến tình trạng bây giờ ra sao?

Sau khi tốt nghiệp Đại Học T. Tôma trong 1986, tôi được làm việc tại đài FOX 26 trong sở Cộng Đồng Sự Vụ. Vị giám đốc về tin tức, Will Wright, chán cảnh tôi nài xin ông một công việc. Theo nghĩa đen tôi xin ông đưa tôi vào phòng tin tức. Mỗi lần tôi thấy ông trong nhà ăn hay bất cứ đâu, tôi đều hỏi ông là khi nào ông đưa tôi vào phòng tin tức. Sau cùng, một ngày kia ông nói ông có một chỗ ở bàn giấy và đó là nơi tôi khởi sự. Tôi biết là phải tìm được một công việc trong cơ sở đó và tôi phải lấy công việc đó hay bất cứ việc gì ở FOX.

Từ đó, tôi trở nên một quản lý viên chủ bút và khởi sự chương trình “City Under Siege.” Đó là chương trình “Cops” trước khi nó là “Cops.” Chúng tôi vào các ổ ma túy và đưa những người bị lùng bắt lên màn ảnh. Đó thực sự chấn động và kết quả là nhiều người xấu bị bắt.

Sau này, tôi từ giã FOX và sang Đài 11. Tôi khởi sự là một phụ tá sản xuất và hoạt động cho tới khi là người sản xuất. Sau đó tôi khởi sự một nhánh cho giới tiêu thụ được gọi là “The Defenders.” Thông tín viên Eileen Faxas và tôi theo đuổi những tên xấu, gần giống như Marvin Zindler thi hành ở Đài 13. Có lẽ đó là công việc tôi thích nhất trong phòng tin, bởi vì chúng tôi giúp người ta. Có một lần chúng tôi lấy lại được $94,000 cho vợ chồng này bị công ty này nuốt chửng. Họ rất vui mừng; đó là số tiền tiết kiệm cả đời của họ.

Sau khi sinh con gái năm 2000, tôi bỏ Đài 11, và làm việc cho chương trình tòa án trên truyền hình. Tôi làm một chương trình được gọi là “Texas Justice.” Sau đó, tôi trở lại Đài 11 và khởi sự chương trình  “Great Day Houston with Whitney Casey.” Tôi làm việc cho chương trình này khoảng ba năm và từ giã vào 2009 để làm việc cho một chương trình khác của FOX được gọi là “Judge Alex.” Khi chương trình đó di chuyển sang L.A., đó là sự đổi chủ.

Tôi di chuyển sang LA năm 2010 để làm việc cho “Judge Alex.” Vào lúc đó tôi được ba con, và chồng tôi, Emilian, khuyến khích tôi theo đou28i ước mơ để xem điều gì xảy ra. Sau khoảng năm tháng, tôi trở lại Houston khi nhận được lời mời của một người bạn ở Houston, là Rushion McDonald. McDonald đã và đang là hợp tác viên thương mãi của Steve Harvey. Ông yêu cầu tôi đến Atlanta, ở đây chúng tôi thu một chương trình mới cho Centric. Một lần nữa, chồng tôi lại khích lệ tôi đi. Tôi thực hiện chương trình này và sống ở Atlanta, đi đi về về vào các cuối tuần. Sau một năm, tôi rời Atlanta và trở về nhà Houston.

Sau khi ở nhà khoảng một năm, tôi nhận được lời mời từ Rushion và ông muốn tôi làm việc chỉ đạo cho một chương trình hội thoại mà NBC muốn Steve làm. Tôi đã nhận lời. Tôi đến Connecticut để làm việc và sau đó trở về nhà. Khoảng ba tháng sau, chương trình này được chọn. Tôi hỏi là sẽ thu hình ở đâu, và họ nói, “Chicago.” Tôi hỏi gia đình tôi, “Ai muốn di chuyển lên Chicago?” Không ai giơ tay lên. Tôi đi một mình và chồng tôi ở lại đây và giữ nhà. Đã ba năm, và bây giờ chúng tôi đang hướng về mùa thứ tư.

Có phải bà luôn dự định đi vào ngày truyền hình? Ai và điều gì đã khích lệ bà đi con đường này?

Tôi biết là tôi muốn trong một chương trình truyền hình khi tôi khoảng 7 hay 8 tuổi. Tôi thường xem Johnny Carson trên truyền hình và làm bộ như đang phỏng vấn ông hay ông phỏng vấn tôi. Ở tuổi đó, tôi không nghĩ gì về con đường sẽ đi, nhưng tôi biết là tôi muốn trên truyền hình cách nào đó.

Bà vừa mới chiếm được giải toàn quốc Daytime Emmy lần thứ hai, và trước đây bà đã thắng hai giải Daytime Emmy trong vùng. Dường như thật thích hợp là tên họ của bà là một chuyển hóa từ động từ “chiến thắng” (gagner) trong tiếng Pháp. Khi thắng được giải thưởng gần đây nhất, bà cảm thấy gì?

Các giải Emmy được tổ chức trong tháng Tư, và năm nay tôi có thể tham dự. Năm đầu tôi không đi vì cùng lúc đó con gái tôi tốt nghiệp trung học, và tôi hứa cho cháu lên Nữu Ước là phần thưởng tốt nghiệp. Nên khi được ở đó và được cảm nghiệm với các cộng sự viên, điều đó thật vui. Chúng tôi có thời gian thật vui. Đêm trao giải Emmy thật bàng hoàng. Đó thuộc về khu vực của Warner Brothers, và tôi được thấy cũng như trò chuyện với một số tài tử ưa thích. Tôi là một người rất thích “Young & the Restless”, nên được thấy gần các tài tử này là điều vui thích.

Khi chúng tôi thắng giải lần thứ hai vì chương trình “Outstanding Talk Show”, điều đó thật lớn lao, bởi vì nó có nghĩa mọi người làm việc trong chương trình này đều là một phần của giải thưởng đó. Thật kinh hoàng.

Điều gì bà ưa thích nhất khi làm việc trong chương trình “The Steve Harvey Show”?

Tôi có một nhóm gồm bảy người, tất cả đều là phụ nữ. Họ làm việc chăm chỉ, và tôi cảm kích sự tận tụy của họ. Tôi cũng rất thích là những ý tưởng ở trên giấy được đưa vào đời sống. Khi thấy các màn trình diễn, điều đó vẫn còn kích thích tôi. Khi các giao kèo trôi chảy, hình ảnh đẹp, Steve đóng khéo, và tất cả hòa hợp với nhau – đó là một tâm trạng vui sướng.

Những khả năng bà học được từ trường “Yates School of Communications” đã giúp bà như thế nào?

Tôi là một sản phẩm của HISD. Tôi học trường Tiểu Học Concord trong Khu Năm, trung học Hamilton trong vùng Heights, và trường Yates trong Khu Ba, như thế tôi ở khắp Houston để được giáo dục. chương trình magnet của trường Yates là lần đầu tiên tôi nhận thấy rằng có thể thi hành những gì mình muốn trong đời. Tôi nghĩ, “Đây không phải là điên rồ. Mình có thể đạt được điều này.”

Trường magnet trong thời kỳ sơ khai, và các giáo chức rất tận tụy. Chúng tôi học về truyền hình, truyền thanh, phim, nhiếp ảnh, thật bàng hoàng. Tôi có được cảm nghiệm tốt nhất ở trung học và có những người bạn suốt cả đời. Hàng ngày, tôi nóng lòng đến trường để xem những gì điên rồ nhất có thể làm.

Bà có lời khuyên gì cho chính mình khi ở trung học?

Tôi sẽ nói rằng sự chăm chỉ sẽ bù đắp. Tôi sẽ nói hãy sống trong hiện tại và đừng để sự sợ hãi cản trở bất cứ gì. Những sợ hãi đó như không khí bạn thở; chúng ở khắp nơi. Không phải ai ai cũng muốn thấy bạn sáng chói, nhưng một khi Thiên Chúa dành cho bạn điều đó, không ai chống lại bạn được. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào chính bản thân.

Cựu ủy viên HISD hiện phục vụ học sinh như giáo chức trong lớp

Trong ấn bản “I am HISD” tuần này, đề cập đến các học sinh, cựu học sinh, nhân viên, và các phần tửkhác trong nhóm, giáo chức lớp ba trường Tiểu Học Harvard (và cựu ủy viên giáo dục Học Khu I) là Karla Cisneros nói về việc tại sao bà từ lớp học đi đến ủy ban giáo dục và trở lại, những quà tặng lớn nhất của bà khi là ủy viên, và bà có nghĩ đến việc tranh cử chức vụ đó nữa hay không.

Bà đại diện cho Học Khu I trong Ủy Ban Giáo Dục HISD trong năm năm vào thời đó, ngay cả là chủ tịch trong một năm. Bây giờ bà dậy lớp ba tại một trường tiểu học. Sự chuyển đổi đó xảy ra như thế nào?

Thì trước đây tôi không phải là một giáo chức có chứng nhận. Tôi chỉ là một bà mẹ được đưa vào. Họ thuê tôi tại trường Tiểu Học Travis để dậy khoa học bán thời gian, và việc này đưa đến việc khác. Sau khi tôi từ giã ủy ban, tôi làm việc với chồng, nhưng tôi nhận thấy tôi muốn trở về giáo dục ở mức độ thường dân, do đó tôi trở về trường và được chứng nhận.

Và tôi thực sự, thực sự thích là một giáo chức. Phần tốt nhất trong tất cả là học sinh, nhưng  và rồi, đó thường là điều tốt nhất. Tôi biết khi con tôi lớn lên và ra khỏi nhà và đó là khi tôi không thích một tổ ấm trống trải, nhưng phần lớp việc dậy học không chỉ là dậy học. Nó là giúp thúc giục các em đi qua cuộc đời, không chỉ có học trình.

Bà có bằng cử nhân về khoa môi trường và bằng cao học về kiến trúc. Và khi phục vụ trong ủy ban, bà còn là quản lý phát triển thương mãi cho công ty của gia đình bà. Có bao giờ bà là kiến trúc sư chưa?

Có. Khi vợ chồng tôi cùng nhau làm thương mãi, được cho là hợp tác viên nhưng không có hiệu quả.  Tôi có nôi con nhỏ ở văn phòng, và tôi bị lôi kéo theo đủ mọi chiều. Do đó tôi từ giã kiến trúc.

Tháng Tám vừa qua, bà ăn mừng năm thứ năm trở lại lớp học trong HISD. Năm năm qua khác với kinh nghiệm dậy học trước đây của bà theo cách nào? Lúc đầu có đôi chút chấn động văn hóa không?

Thực sự bây giờ là sáu năm, và tôi đã ở trong ủy ban giáo dục sáu năm, cùng số thời gian. Nó thật thú vị. Quan điểm từ ở trên thường khác với quan điểm từ ở dưới, và các ý định thực sự tốt ở trên nhiều khi không xuống phía dưới nơi các giáo chức.

Tôi đoán là chỗ hiện thời, nơi cao su chạm với mặt đường, tôi quý trọng hơn những tương giao an toàn, được ấp ủ mà các trẻ em có với cha mẹ chúng. Quá nhiều trẻ em trong các gia đình phải vất vả, và nó rúng động thế giới các em đến độ các em không còn cảm thấy an toàn về bất cứ gì. Các giáo chức đóng một vai trò rất quan trọng, nhưng đôi khi họ chỉ là những người lớn vững vàng cho các em. Tôi nghĩ điều đó nêu lên nhiều vấn đề cho xã hội chúng ta. Và tôi lo lắng về quốc gia này.

Trong nhiều năm, bà rất tích cực trong chương trình công viên SPARK, và bà là một phụ tá giám đốc ở một thời điểm. Đồ án gì bà rất hãnh diện tham dự? Và bà có còn tham dự chương trình đó ngày nay không?

Không. Tôi ở trong ủy ban SPARK trong 10 năm. Họ thi hành việc tốt đẹp bằng cách tổng hợp công viên khu xóm với sân chơi của trường. Đó là một ý tưởng tốt: có trẻ em chơi đùa trong chỗ đó khi ban ngày, và hàng xóm vui chơi sau đó.

Tôi nghĩ một trong những đồ án tốt nhất thì ở Travis, vì chúng tôi muốn học sinh thiết kế công viên này. Do đó chúng tôi cho các em bút chì mầu và nói các em vẽ bất cứ gì chúng muốn, và sau đó khi chúng tôi duyệt qua các tranh vẽ, các em thuộc mọi lứa tuổi vẽ con khủng long. Và tôi muốn nói cả con trai và con gái thuộc mọi lứa tuổi.

Đôi khi quý vị có những hoàn cảnh mà người ta nói họ muốn ý kiến của cộng đồng, nhưng thực sự không muốn, vì họ đã có hình ảnh trong đầu, nhưng chúng tôi nói, “Các em muốn có khủng long không? Các em sẽ có một con khủng long.” Vào lúc ấy, không có gì giống như thế, nên chúng tôi làm việc với nghệ nhân Paul Kittelson và Carter Ernst để thiết lập một “Travisaurus” mà các em có thể chơi đùa trên đó. Đó là vật chính của công viên. Thật hay.

Hiển nhiên bà vẫn tin tưởng vào giá trị của giáo dục công cộng. Được nhìn thấy lãnh vực này từ nhiều góc độ, bà có nghĩa đến việc ra tranh cử ủy viên nữa không?

Không. (Cười) Tôi không nghĩ đến điều đó. Tôi nghĩ nó đến lượt của ai đó. Và tôi hứa với chồng là tôi sẽ không tranh cử nữa.

Một điều tôi làm việc vào lúc ấy là có các em trong trường. Nó thực sự cung cấp dữ kiện cho ý kiến của tôi. Ở một điểm, tôi có một con cấp tiểu học, một con cấp trung học I cấp và một con trung học II cấp, và tôi cảm thấy tôi có một vài sự hiểu biết sáng suốt. Nhưng con cái tôi bây giờ đã lớn, và mọi người có quan niệm khác nhau. Càng xây dựng trên điều đó, kết quả càng tốt hơn. Ủy ban càng đa dạng bao nhiêu, nó càng vững mạnh bấy nhiêu.

Khi là một ủy viên bà nghĩ món quà lớn nhất là gì?

Tôi tin tưởng thật quan trọng dường nào để mọi người chúng ta thực sự tham dự vào những gì đang xảy ra trên thế giới. Đó thực sự là những giá trị của Hoa Kỳ – người công dân là người giúp xảy ra những điều đó. Tôi nghĩ đôi khi người ta quên điều đó. Nhưng thật sự quan trọng để tham dự vào những gì xảy ra trong thế giới và xã hội. Tôi thực sự cảm thấy mạnh mẽ về điều đó. Đó đôi khi là điều chúng tôi nói trong lớp, là chúng ta trách nhiệm cho những gì xảy ra.

Người chẩn đoán cho biết một vài ý kiến về thủ tục lượng giá học sinh

Trắc diện “I Am HISD” trình bày “Education Diagnostician Week”

Trong n bn “I am HISD” tun này, đ cp đến các hc sinh, cu hc sinh, nhân viên, và các phn tkhác trong nhóm, chúng tôi đề cập đến “Education Diagnostician Week” trên toàn Texas bằng cách phỏng vấn Chuyên Gia Trưởng Thẩm Định của HISD là Tacy Gilmore. Gilmore nói về khi nào bà trở nên một người chẩn đoán, cách nào bà thẩm định học sinh phế tật, và ai là người quyết định học sinh nào được lượng giá.

Làm thế nào bà trở nên một người chẩn đoán (diagnostician) cho HISD?

Tôi đang là một giáo chức toán lớp bảy trong Học Khu Alief khi tôi thấy muốn hỗ trợ các học sinh kém. Tôi đã theo học trường “Prairie View A&M University”, ở đây tôi lấy chứng chỉ, trước hết là một cố vấn và sau đó là một người chẩn đoán.

Bà làm việc cho HISD được bao lâu?

Tôi làm việc một năm trong Học Khu Aldine trước khi đến HISD năm 2001.

Một người chẩn đoán thực sự thi hành công việc gì?

Dùng một thủ tục thẩm định bao quát, chúng tôi xác định xem một học sinh có bị thiếu khả năng học hành hay thiếu khả năng trí tuệ hay không và nếu có, nó trầm trọng thế nào. Chúng tôi nhìn đến hồ sơ học vấn, nói chuyện với các giáo chức, và thi hành nhiều bài thử nghiệm về nhận thức và học hành. Dựa trên các kết quả, chúng tôi viết sự thẩm định cá nhân đầy đủ (FIE). Sự thẩm định này được dùng để quyết định xem một đứa trẻ có bị phế tật hay không và, nếu có, bản chất của nó cũng như các nhu cầu giáo dục đặc biệt và dịch vụ liên hệ.

Vì một vài lý do, tôi nghĩ rằng các người chẩn đoán chính yếu là ra các bài thử nghiệm.

Không, các bài thử nghiệm là một phần quan trọng của sự thẩm định, nhưng quan trọng hơn là các kết quả được dùng thế nào để thiết lập một chương trình giáo dục cho trẻ này. Điều này được thi hành trong một cuộc họp ARD/IEP (Admission, Review, and Dismissal/Individual Education Program). Đây là tên của Texas để gọi một nhóm người họp lại để hình thành kế hoạch giáo dục cá biệt (IEP) cho học sinh này. Các giáo chức, phụ huynh, một người chẩn đoán hay các chuyên viên giáo dục đặc biệt khác, và một ban quản trị trường gặp nhau tối thiểu mỗi năm một lần để thẩm định sự tiến bộ của học sinh này dựa trên IEP.

Ai là người quyết định học sinh nào thì được lượng giá?

Nó có thể khởi sự trong nhiều cách. Bất cứ ai cũng có thể giới thiệu một học sinh để được lượng giá, kể cả phụ huynh, nhưng thường là giáo chức là người báo cáo rằng học sinh này có khó khăn để theo kịp chúng bạn trong lớp. Trong HISD chúng tôi có một nhóm giúp can thiệp (IAT) gồm các nhân viên học đường để giải quyết vấn đề của các học sinh mà thủ tục giảng dậy thông thường không có hiệu quả. Các người chẩn đoán giáo dục làm việc trong IAT và giúp quyết định xem học sinh này có cần được thẩm định hay không.

Điều gì xảy ra cho học sinh sau khi được lượng giá?

Nó tùy thuộc sự ảnh hưởng của phế tật. Nếu sự phế tật của học sinh này đòi phải có sự hỗ trợ đặc biệt, học sinh này có thể được đưa vào một lớp đặc biệt được dậy bởi một giáo chức Giáo Dục Đặc Biệt. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp, học sinh này đến lớptrong môi trường giáo dục tổng quát với các học sinh khác. Trong khung cảnh giáo dục tổng quát, giáo chức này có những thích ứng, thay đổi cách giảng dậy, bài thi, và các sinh hoạt trong lớp để học sinh phế tật có thể truy cập cùng một trình độ học hành như các học sinh không phế tật. Điều này có thể gồm nhu liệu Kurzwell, những hình ảnh giúp trí nhớ, thay đổi bài toán, hỗ trợ từ vựng, hay các thuận tiện khác.

Bà phục vụ các trường trung học nào?

Thời giờ của tôi được chia ra cho các trường Energy Institute High School, Houston Academy for International Studies, High School for Law Enforcement and Criminal Justice, Young Women’s College Preparatory Academy.

Bà có thích công việc này không?

Tôi yêu công việc của tôi. Tôi cảm thấy rất may mắn để có thể làm công việc này.

Bà có con không?

Có, tôi có bốn đứa, tất cả đều là sản phẩm của HISD. Chỉ một đứa còn đi học – nó ở trường “DeBakey High School for Health Professions” – và một đứa khác cũng đã học ở đây. Các đứa khác theo học trường “Houston School for Performing and Visual Arts” và “Booker T. Washington High School for Engineering Professions”.