Nhà bích họa người Do Thái thiết kế gần một tá ở các trường HISD

Trong tuần này, mục “I am HISD”, để đề cập đến các học sinh, cựu học sinh, nhân viên, và các phần tử khác của khu học chánh, bà Anat Ronen, người Do Thái xa quê hương, nói về công việc của bà trong các cơ sở của học khu, bà sáng tác thế nào với các bích họa, và điều bà khuyên những học sinh nào muốn sống như một nghệ nhân.

Bà đã vẽ nhiều tấm bích họa trong các trường HISD, kể cả một tấm trong thư viện của trường Tiểu Học Garden Oaks, một tấm trong thính đường của trường Wilson Montessori, và vài tấm khác bên ngoài trường Tiểu Học Dodson—một trong các tấm ảnh được thấy rõ từ đường xa lộ về phía nam của trung tâm thành phố. Bà đã vẽ bao nhiêu tấm cho HISD và các tấm ấy ở đâu?

Tôi đã thực hiện khoảng 10 hay 12 tấm trong HISD. Ngoài ba tấm ông đã nhắc đến, ông có thể thấy tác phẩm của tôi tại các trường tiểu học Benavidez, Codwell, Durham, và Marshall; các trường trung học cơ sở Fondren và Marshall, và trường trung học II cấp Jordan. Tôi còn vẽ cho các trường khác tỉ như các khu học chánh Clear Creek, Pasadena, và Galena Park.

Tấm bích họa đầu tiên bà vẽ cho HISD là gì, và làm sao bà can dự vào công việc này?

Bức bích họa đầu tiên của tôi là cho trường trung học Barbara Jordan. Một khi tôi được đồng ý là nhà cung cấp, tôi gửi đi một số email, được mời gửi dự thầu, và từ công việc này sang công việc khác, người ta truyền miệng nhau.

Tôi nhận thấy vài trường mà bà vẽ (Dodson, Garden Oaks, và Wilson) là các trường loại Montessori, các trường này khích lệ học sinh học hành theo nhịp độ của mình. Yếu tố đó được chọn đưa vào thiết kế của bà như thế nào?

Khi tôi nghĩ ra một thiết kế, nó giống như chiếc bánh. Có nhiều nguyên liệu tổng hợp thành một thiết kế đẹp. Điều quan trọng không chỉ ở địa điểm, kích thước, bề mặt và khoảng cách, nhưng còn khách hàng–trong trường hợp này là trường – các ý muốn, quan điểm, hay những tiêu biểu. Tại trường Garden Oaks, điểm nhấn mạnh là bản chất địa phương, và thiết kế của tôi đưa điều đó đến cực độ. Tại trường Dodson, điều quan trọng nhất với hiệu trưởng là cho thấy tính cách đa dạng và sự hiếu kỳ. Trường Wilson thực sự muốn nhấn mạnh đến chủ đề Montessori.

Tổng quát, bà nghĩ ra việc thiết kế như thế nào? Ai là người có tiếng nói sau cùng về kết quả? Có phải người ta đưa cho bà một chủ đề tổng quát và sau đó để cho bà tự phát triển, hay có những yêu cầu trong khuôn khổ?

Tôi dành thời giờ để tìm hiểu về lịch sử, nhân số, nhu cầu, và những gì trường muốn, sau đó nghĩ ra các thiết kế theo từng đề mục. Tôi tìm hiểu và lắng nghe. Sau đó tôi để các ý nghĩ lan tràn và khởi sự phác họa. Một số bị hủy bỏ, và một số trở nên mô hình mà tôi gửi cho các hiệu trưởng để khởi sự vận dụng đầu óc mà theo đó thiết kế sau cùng được quyết định. Nhiều khi, mô hình đầu tiên được đồng ý ngay, nhưng nhiều khi mất nhiều thay đổi và vận dụng đầu óc để đạt được kết quả.

Bức họa HISD nào bà thích nhất và tại sao?

Sự hăng hái của tôi được dành cho các đồ án tương lai, nhưng tôi vui khi thấy khách hàng vui và làm cho mọi người mỉm cười khi xem tranh. Tôi cố tránh loại bích họa “thông thường” tại các trường – hình con thú của trường hay chỉ là các dấu hiệu. Những điều này ai cũng vẽ được, và tôi cố thực hiện những gì mà người ta không thấy chán.

Trong trang web của bà, bà nhắc đến sự thử thách khi chuyển sang làm việc toàn thời gian như một nghệ nhân vào năm 2009. Bà khuyên gì cho những học sinh nào mơ ước sinh sống bằng nghệ thuật?

Hãy tự tin. Hãy siêng năng. Ngay từ đầu hãy trở nên chuyên nghiệp. Hãy tôn trọng. Hãy cẩn thận với các hoạt động tài chánh. Hãy sống cho chính mình.

Bà cũng nhắc đến việc tự học. Bà khởi đầu việc vẽ bích họa như thế nào? Bà phát triển khả năng ra sao, và phải mất bao lâu bà mới thỏa mãn với công việc của mình?

Tôi thường can dự đến một loại thiết kế và nghệ thuật, tuy tôi không bao giờ thi hành điều ấy với tích cách chuyên nghiệp. Tôi đã vẽ một số phòng và minh họa trong một số sách và thiệp – hầu hết cho bạn hữu và gia đình – nhưng chưa bao giờ nghĩ tôi có thể trình bày khả năng của mình và thực sự sống về nghề đó. Điều đó thay đổi khi chồng tôi và tôi đến đây, và chúng tôi cần tìm ra một giải pháp để tự lập trong quốc gia này.

Tôi nộp đơn xin chiếu khán loại O1, là loại được cấp cho các lực sĩ, diễn viên, và nghệ nhân, nếu họ chứng minh là họ có thể sống về nghề này. Tôi thật ngạc nhiên (chỉ vài phút sau) tôi được cấp cho chiếu khán đó, và ngay lập tức được đề nghị một vài dịch vụ: thiết kế mỹ thuật, thiết kế trang web, minh họa, và bích họa. Hiển nhiên, tôi biết việc tôi làm, vì tôi có thêm việc  hàng ngày, do đó tôi tiếp tục theo con đường này, và học hỏi một số điều mới hàng ngày.

Điều gì đưa bà đến Houston từ Do Thái?

Chồng tôi và tôi trong lứa tuổi mà nếu đợi lâu hơn nữa chúng tôi sẽ không cố gắng làm điều gì mới. Chúng tôi ở tuổi 35, tôi làm việc trong một văn phòng, ông ấy làm việc trong ngành nông, và chúng tôi muốn thử một chỗ mới, người mới, đời sống mới, và có thể một tương lai mới.

Tôi không thể nói điều đó dễ, nhưng hành trình này thật lạ lùng. Qua sự khao khát cơ bản để thử điều gì khác, chúng tôi khám phá ra cả một thế giới mới – về nghệ thuật, về bích họa, về nghệ thuật công cộng.