‘Chúng tôi có thể ở bất cứ đâu, và chúng tôi vẫn là Robinson’
Nếu ai có thể tìm thấy một tia hy vọng giữa sự tàn phá gây nên bởi bão Harvey, đó là Hiệu Trưởng Paige Fernandez-Hohos của trường Tiểu Học Robinson. Sau khi bị lụt với hơn nước cao hơn một bộ, trường Robinson bị dời chỗ và học sinh phải chia đôi giữa hai trường sát cạnh nhau. Tuy không lý tưởng, hoàn cảnh này đã khiến bà hiệu trưởng Fernandez-Hohos quyết định phải giúp học sinh cảm thấy bình thường. Các phòng trống và hành lang bỗng sống dậy với những trang hoàng. Thính đường và chỗ tập thể dục được biến đổi thành các lớp ấm cúng để có chỗ cho học sinh. Bà Fernandez-Hohos đi lại giữa hai trường. Nếu bà khởi sự một ngày để chào đón học sinh ở một trường, bà sẽ chấm dứt một ngày với lời chào tạm biệt ở trường khác. Bà nói, điều quan trọng là mọi lớp được trông thấy bà hàng ngày. Các học sinh trường Robinson đã trở lại trường nhà vào tháng Giêng, nhưng bà Fernandez-Hohos nói cơn bão này đã dậy bà một bài học giá trị về tinh thần học đường: “Khi mọi thứ mất hết, tất cả những gì còn lại là mối giây giữa các giáo chức và học sinh. Chúng tôi có thể ở bất cứ đâu, và chúng tôi vẫn là Robinson.”
Nuôi ăn các gia đình sau cơn bão nhiều thiệt hại
Betti Wiggins — mọi người gọi bà là Ms. Betti — phát tiết ra sự ấm áp thân thiện của một người bạn thân hay một bà dì đáng mến. Tuy nhiên, đằng sau cử chi dịu dàng đó là một sức lực tự nhiên – là loại để chống trả một thảm họa như Bão Harvey bằng cách thi hành những gì bà biết rõ: nuôi ăn các gia đình. Bà Wiggins, viên chức sở Dịch Vụ Dinh Dưỡng của HISD, dẫn đầu việc cung cấp bữa ăn sáng, ăn trưa, và ăn tối cho người ở Houston trong chín địa điểm trên toàn thành phố sau cơn bão. Khi các trường mở cửa lại, bà muốn biết chắc là các học sinh được ăn miễn phí cho cả năm, bớt đi gánh nặng trên các gia đình khi họ xây dựng lại cuộc đời. Những trường ở một số khu vực bị thiệt hại nặng đã thêm vào chương trình ăn tối để học sinh có thể có được ba bữa ăn nóng hổi hàng ngày. Công việc của bà Wiggin thì còn lâu mới hết. Bà và nhóm của bà đang thiết lập các tương giao với các nông trại trong vùng, các đầu bếp, và tổ chức trong cộng đồng, mở rộng sứ mệnh của họ lên trên cả việc ăn uống. Bà Wiggins từng được ăn mừng là một “rebel lunch lady,” thắng giải thưởng James Beard, và người tiên phong các bữa ăn lành mạnh trong trường. Bây giờ bà có thể thêm Harvey Hero vào danh sách.
Một nguồn chữa trị sau thảm họa Harvey
Khi chuông reo tại trường Trung Học Welch, y tá Stephanie Carter bước dọc theo hành lang để kiếm soát các học sinh khi chúng từ lớp này sang lớp khác. “Các em có khỏe không? Ngày hôm nay thế nào?” Có khi một khuôn mặt đau khổ hiện rõ trong đám đông. Những lần khác bà Carter tìm những học sinh mà bà biết cần chú ý đặc biệt, tỉ như hai anh em từ phía tây Houston bị dời chỗ sau cơn bão Harvey. “Các em cảm nghiệm chấn động khác với người lớn,” bà Carter nói. “Quý vị không thể thấy các dấu hiệu đau khổ trong nhiều tuần hay ngay cả nhiều tháng sau.” Sau bão Harvey, nhân viên HISD được huấn luyện sâu rộng về cách nhận biết những dấu hiệu chấn thương và là một nguồn năng giúp các gia đình phục hồi sau cơn bão. Với sự giúp đỡ của Dịch Vụ Y Tế và Sức Khỏe của HISD, bà Carter mua dụng cụ y tế cho một học sinh bị lụt, khuyên các học sinh về chủng ngừa vì đụng đến nước bẩn, và giúp các gia đình tiếp xúc với những hợp tác viên cộng đồng để giúp xây dựng lại những gì bão Harvey đã tiêu hủy. Ngày nay, khi bà Carter nhìn thấy hai anh em bị ảnh hưởng bởi lụt Harvey, chúng đã ôm chầm lấy bà. Đó là chuyện nhỏ nhưng là một phần thưởng lớn cho một công việc được chu toàn tốt đẹp.
Xây dựng lại với sự giúp đỡ của cộng đồng
Đó là ác mộng của một giáo chức khi chào đón học sinh với các bức tường trơ trụi và thật ít học cụ vào ngày khai giảng. Nhưng đó là thực tại của giáo chức năm đầu Shameka Provost sau khi nước lụt của bão Harvey đã tàn phá nhà của bà và làm thiệt hại các vật liệu lớp học mà bà đã xếp gọn và cất ở đó. Trong khi bà Provost vẫn còn đang làm lại cuộc đời, lớp của bà đã được toàn vẹn trở lại nhờ tổ chức HISD Foundation. Bà Provost là một trong hơn 140 giáo chức được tặng gần $180,000 tiền trợ cấp, lên đến $1,500 để giúp họ làm lại các lớp và thay thế những gì đã mất trong cơn bão. Bây giờ, gần sáu tháng sau bão Harvey, thật hấp dẫn khi nhìn bà hướng dẫn các học sinh lớp bốn về sự quan trọng của cộng đồng khi chúng truyền tay nhau các tấm giấy bìa, keo dán, và bút mầu để làm các bản đồ trong lớp tập đọc. Cảm nghiệm này không chỉ dậy cho bà Provost khả năng phục hồi nhưng còn đem cho cac học sinh một bài học về sự quan trọng khi đến với nhau trong lúc khó khăn nhất để giúp đỡ những ai có nhu cầu.
Đồ án nghệ thuật có kết quả trong thông điệp hy vọng
“Ước mơ của em không bị tiêu hủy, chúng chỉ cần thời gian để khô ráo” học sinh lớp tám trường Trung Học Pin Oak là Olivia Scott nói như vậy. Nhà của em thoát khỏi sự thiệt hại của bão Harvey, nhưng giáo chức nghệ thuật, bà Cindy Sather, thì không may mắn như vậy. Nhà của bà Sather ở vùng Meyerland bị ngập nước, nên khi bà nghe biết về “Project aDOORe”, bà biết đó là cách trị liệu mà bà – và các học sinh của bà – cần đến. “Project aDOORe” xếp các trường bị ảnh hưởng bởi bão Harvey với các cánh cửa bị hư bởi bão, và hơn 8,500 học sinh đã ghi nhận bằng hình ảnh về sự ảnh hưởng của cơn bão này. Cánh cửa “Drying Dreams” của Scott vẽ một y phục không gian, áo Astros, yếm làm bếp, áo cưới, mũ tốt nghiệp, giầy vũ ballet, và ống nghe của bác sĩ được treo trên một giây phơi đồ. Scott giúp một gia đình duy trì các hình ảnh và các vật dụng khác bằng cách phơi khô. “Tuy nước hủy hoại nhiều thứ, nó không có nghĩa chấm dứt các mơ ước của bạn,” Scott nói. “Em nghĩ ý tưởng phơi khô các mơ ước của mình là một ẩn dụ hay để giúp có triển vọng.”
Các chỗ nhiều sáng tạo cho lớp nấu ăn thế kỷ 21
Giáo chức dậy nấu ăn trường Trung Học Milby là Carlos Ramos thì không chỉ dậy học sinh cách nấu nướng. Ông dậy chúng cách kiếm tiền sinh sống trong kỹ nghệ nhà ăn. Ông Ramos tạo lại hình ảnh về cách dậy nấu ăn phải được dậy nhờ một nhà bếp đầy sáng tạo và một nhà hàng ăn trong trường Milby mới, mà nó được xây lại theo chương trình Bông Phiếu 2012. Thay vì chỉ chuẩn bị và dọn thức ăn, học sinh lớp nấu ăn trường Milby đang điều hành một nhà hàng ăn – duy nhất trong HISD – và có được cảm nghiệm thực sự trong tiến trình này. Các công việc được ấn định như trong một nhà ăn kiếm lợi tức. Các học sinh nấu các món chính, tiếp đón và phục vụ khách, và kiểm kê thực phẩm trong một kho lạnh lớn. Những nơi này cung cấp hai chức năng. Các bàn chuẩn bị thức ăn trở nên một nơi để học theo nhóm nhỏ, trong khi phòng ăn kiểu thời thập niên 1950 – có máy chiếu và bảng “smart” – biến thành phòng thuyết trình. Ông Ramos sẽ nói với quý vị rằng điều hành một nhà ăn thì không chỉ có nấu nướng. Ông đang dậy các bài học trong đời cho các thế hệ kế tiếp.
Nuôi dưỡng óc sáng tạo, diễn tả qua nghệ thuật
“Em thích vũ vì nó làm cho em cảm thấy có sức mạnh,” học sinh lớp 11 trường Northside High School là Jesus Juarez nói. Em đang học mọi loại vũ, nhưng chính qua nhạc jazz mà em nổi bật, hướng dẫn viên Sandra Reyna-Urbina cho biết: “Jesus vũ với đam mê nên quý vị không thể không chú ý”. Em Juarez thường giỏi trong các môn nghệ thuật, học hát ở trường tiểu học và kịch nghệ ở trường trung học. Nhưng sau khi xem nhóm Northside Pantherettes trình diễn, em biết em sẽ học vũ. HISD muốn nuôi dưỡng sự đam mê nghệ thuật của mọi học sinh dưới sự hướng dẫn của Sở Nghệ Thuật K-12 mới thành lập. Khi biết đến nghệ thuật, nó không chỉ cải tiến học hành và đi học đều hơn, nhưng còn giúp học sinh phát triển một ngôn ngữ vô ngôn giúp các em trở nên người truyền đạt có kết quả. Hè năm qua, sau khi bà Reyna-Urbina đưa em và 11 học sinh khác đến Nữu Ước để lấy các lớp vũ và xem một trình diễn Broadway, Juarez đã có thể thấy một nghề nghiệp tương lai: “Cuối cùng, em muốn lên Nữu Ước để học vũ một cách chuyên nghiệp.”
Sáng tạo, kiểu học dựa trên đồ án dẫn đến đam mê “robotic”
Michael Sanchez mười sáu tuổi thích cường độ và áp lực. Để em nói về vai trò của em trong nhóm “robotic” tại trường Energy Institute High School, và người ta có thể nghĩ em là một tay đua trong NASCAR. Sanchez “lái” một cỗ máy do em và 30 bạn học thiết kế, và năm qua các em này đã đem về nhà hạng hai trong cuộc thi toàn quốc với gần 7,000 đội từ hơn 30 quốc gia. Năm nay, các em dành nhiều giờ cùng hợp tác làm việc để tìm người bảo trợ, gây quỹ, và thực hiện sự sáng tạo mới nhất với sự giúp đỡ của hai cựu kỹ sư NASA. Người ta có thể so sánh cảm nghiệm làm việc trên một đồ án trong thế giới công ty. Thật vậy, đó là điều mọi học sinh trong các lớp sáng tạo, dựa trên đồ án của HISD cảm nghiệm được. Các em học qua thực hành, điều tra, và giải quyết khó khăn. Sanchez nói các đồ án từng thách đố và thúc giục em nhưng cũng dẫn em đến sự đam mê “robotic” mà em không biết là có. Trong cuộc thi năm nay, em nhìn đến giải nhất.
Điều hợp viên dịch vụ kiêm gồm chăm sóc các nhu cầu ngoài lớp học
Không có hai ngày giống nhau với bà Wagma Isaqzoy. Có thể một ngày bà phân phát quần áo ấm cho các gia đình trong mùa đông, trong khi ngày khác bà lại hợp tác với một tổ chức vô vị lợi để điều khiển khóa hội thảo cho học sinh. Là một điều hợp viên dịch vụ bao gồm tại trường Trung Học Wisdom, bà giúp học sinh của trên 40 ngôn ngữ khác nhau và từ khắp nơi trên thế giới đang lần mò trong một quốc gia mới. Nhưng đừng để tiếng nói nhỏ nhẹ của bà làm bạn lầm tưởng. Tự nhận là người cổ vũ cho “người mới đến”, bà đến Hoa Kỳ chỉ ba năm trước, nhưng bà say mê với công việc. Bà Isaqzoy nói hầu hết học sinh trường Wisdom gặp khó khăn không chỉ làm bài tập nhưng còn những nhu cầu ngoài lớp học: nơi ở, thực phẩm, và y tế, cũng như các vấn đề tự tin và tín nhiệm. Bà Isaqzoy là một phần của khởi xướng “Every Community Every School” của HISD, mà nó đã ăn sâu trong hơn 40 trường để giải quyết những thách đố ngoài học thuật cản trở học sinh trong việc học hành. Bất kể một ngày như thế nào, bà Isaqzoy biết sứ mệnh của bà: đảm bảo rằng mọi học sinh có thể để mọi lo lắng bên ngoài lớp học.
Khám phá một con đường lên đại học qua người dìu dắt quan trọng
Học sinh lớp 12 trường Westside High School là Carlos Soriano không bao giờ mơ ước một tương lai kể cả lên đại học. Là một đứa trẻ ở El Salvador, em gặp khó khăn học hành trong một trường quá đông, ở đây em ra vào các lớp không đủ rộng cho mọi học sinh. Việc học có thể mất nửa ngày, và em phải dùng xe buýt về nhà. Ngày nay, người học sinh lớp 12 rất quý trọng cơ hội mà em có được trong HISD. Em kiêu hãnh về số điểm 4.56 GPA, xếp hạng 29 trong 621 học sinh, và thuộc 5% học sinh đứng đầu lớp. Đó là một thành tích đáng kể khi quý vị biết em có thêm trách nhiệm là chăm sóc đứa em 3 tuổi sau khi tan học để mẹ em đi làm. Soriano cho rằng sự thành công này là nhờ cố vấn đại học, bà Joy Maguire, đã thúc đẩy em cố gắng hơn nữa. Bà dìu dắt em qua bài tiểu lận và nộp đơn vào các chương trình kỹ sư tại các đại học UT, A&M, UH, University of Colorado, và Virginia Tech. Bây giờ, trong năm cuối trung học sau khi đến Hoa Kỳ lúc 9 tuổi, Soriano có thể hình dung ra những tiềm năng của một người có giáo dục đại học.