Hãy tưởng tượng một nhà trường mà nó có thể được sử dụng như một dụng cụ giảng dậy. Hoặc một trường với mái có khu vườn, hệ thống tiết kiệm năng lượng và một học trình được thiết kế không chỉ giúp học sinh học hành, nhưng còn khích lệ chúng trở nên các quản lý tốt của môi trường.
Qua sự hợp tác với “National Wildlife Federation” (NWF) và “U.S. Green Building Council” (USGBC) trong chương trình Eco-Schools, HISD hy vọng biến viễn ảnh này thành một phần sống động của bông phiếu 2012 trị giá $1.89 tỉ mà nó sẽ thay thế hoặc xây lại 40 trường trên toàn thành phố.
“Chúng tôi đã đưa ra một chương trình hành động để thay đổi,” Quản Lý Giáo Dục của National Wildlife Federation là Marya Fowler nói. “chương trình của chúng tôi giúp các học sinh củng cố các khả năng khoa học và giúp tạo nên các nhà lãnh đạo tốt trong giới học sinh.”
Sự hợp tác này xảy đến khi khu học chánh bắt đầu sự hoạch định và thiết kế nhóm các trường đầu tiên trong chương trình bông phiếu 2012 được cử tri tán thành vào tháng Mười Một năm qua. Tổ chức NWF cung cấp học trình dậy về sự quan trọng của các trường bền vững, và tổ chức USGBC cung cấp các chuyên gia là những người kiểm tra năng lượng tại mỗi trường.
Cho đến nay, chương trình Eco-Schools được sử dụng trong 25 trường HISD, và 30 trường sẽ được thêm vào trong mùa thu, tùy theo ngân quỹ từ các nguồn năng ở ngoài.
Chương trình Eco-Schools được đề ra để giúp giáo chức đáp ứng với điều kiện của tiểu bang về các môn giúp học sinh thực tập thêm và có liên quan đến đời sống.
Fowler nói, “Học sinh nhận thức rằng các em trong một vị thế tạo được một thay đổi quan trọng trong trường. Nhiều em chia sẻ những gì học được trong cộng đồng và ở nhà.”
Những thay đổi đã được thấy tại trường Tiểu Học Lewis của HISD, ở đây có những chồ dành riêng cho các loại xe “ít khói và ít tốn xăng”. Theo chương trình bông phiếu 2007 của khu học chánh, trường Lewis đã du nhập tính bền vững vào học trình, giáo chức môn PE của trường là Tracie Briner nói.
Xem thêm hình ảnh của trường Lewis Elementary
Mỗi lớp đóng góp cho các thùng tái biến chế của trường, được đặt gần với quầy có màn ảnh để học sinh thấy được sự giải thích của việc tái biến chế và lợi ích của nó.
Briner nói, “Học sinh càng ý thức về tái biến chế và cách hoạt động của nó. Thật tốt cho các em khi nhìn thấy và có những mô hình khác biệt để học hỏi.”
Sau khi trường Lewis mở cửa vào tháng Mười 2011, Briner theo dõi số lượng sản phẩm được tái biến chế từ mỗi lớp, khích lệ học sinh hãy có trách nhiệm với môi trường sống.
Briner nói, “Là một xã hội, chúng ta làm việc để ngày càng trách nhiệm hơn với môi trường. Học sinh học hỏi nhiều hơn khi chúng cảm được một cảm nhận sở hữu.”
Cố vấn về năng lượng là Nathan Bailey từng làm việc với HISD trên 15 năm để tối đa hóa sự hữu hiệu của khu học chánh và thiết lập một chính sách về quản lý năng lượng. Ông giúp thẩm định năng lượng trong cơ sở để đưa đến sự tiết kiệm từ 10 đến 30 phần trăm năng lượng tiêu thụ.
Bailey nói các kiến trúc sư hoạch định các trường cho chương trình bông phiếu 2012 phải bảo đảm các hệ thống trong cơ sở cùng làm việc với nhau để hữu hiệu, tiết kiệm phí tổn.
“Quý vị có thể thiết kế một cơ sở để hữu hiệu, nhưng nếu không điều hành cơ sở cách hữu hiệu, nó sẽ không đủ,” Bailey nói, ông là một thành viên của Tiểu Ban Cố Vấn Trường Thế Kỷ 21 của khu học chánh.
Các kiến trúc sư và kỹ sư không thiết lập các trường chỉ dựa trên bề ngoài và tiết kiệm năng lượng, nhưng phải thích ứng với nhu cầu tương lai của học sinh, ông nói.
“Khi học khu tìm kiếm các kiến trúc sư, họ cần phải hỏi, ‘Liệu các ông xây một trường mà nó thay thế trường này đã 40 năm sẽ là một cơ cấu vững bền, ít tốn năng lượng để mọi người thích học, giảng dậy và phát triển không?’” Bailey nói.
“When the district looks at architects, they need to ask them, ‘Will you build a school that replaces this one that 40 years from now will be a solid, energy-efficient structure where everyone enjoys learning, teaching and growing?’” Bailey said.