Chuyến thăm của U.N. đề cao trường “Las Americas Newcomer” của HISD

<!–<!–
20170606_LasAmericas – Images by Houston Independent School District
 

Cao Ủy Liên Hiệp Quốc Kelly Clements mới đến Houston để thảo luận về sự khủng hoảng người tị nạn toàn cầu và tìm hiểu cách người tị nạn được định cư ở Houston với sự hỗ trợ của các cơ quan trên toàn thành phố, bà đã dành thời giờ đến năm trường Las Americas Newcomer School của HISD trong vùng tây nam Houston.

Bà Clements đã quan sát một vài lớp, nói chuyện với học sinh tị nạn, và đã gặp ông Tổng Giám Đốc HISD Richard Carranza. Bà Clements làm việc cho Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, một tổ chức toàn cầu để cứu mạng sống, bảo vệ quyền lợi, và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho người tị nạn và vô quốc gia. Cũng có sự tham dự là cựu ủy viên giáo dục HISD là bà Juliet Stipeche, hiện thời là giám đốc giáo dục cho thành phố Houston.

“Las Americas đang kỷ niệm thành lập thứ 20 vào năm tới, nên đây là một cơ hội tuyệt vời để nói lên công việc chúng tôi làm cho người tị nạn và các dịch vụ cung cấp cho các gia đình,” Hiệu Trưởng Marie Moreno nói, bà giữ chức vụ này 12 năm. “Khi học sinh đến chúng tôi thẩm định ngôn ngữ mẹ đẻ để xác định xem em sẽ học ở cấp lớp nào.”

Những học sinh mới đến Houston và không nói tiếng Anh thường học một năm tại trường Las Americas. Mục đích là để các em đi vào các trường gần nhà càng sớm nếu có thể. Đôi khi các em chỉ cần một năm để có đủ Anh ngữ và tiếp tục học trong trường khu xóm, nhưng một số học sinh cần thêm thời gian vì khoảng cách biệt giáo dục. Và nếu học sinh ghi danh trễ cho niên khoá, các em cũng có thể ở lại trường Las Americas trong năm đó.

Hiện thời, trường Las Americas có 80 phần trăm người nói tiếng Tây Ban Nha, 12 phần trăm là Phi Châu, năm phần trăm người da trắng (hầu hết là người Iraq), và ba phần trăm người Á Châu, với các trẻ em từ 32 quốc gia nói 20 ngôn ngữ khác nhau. Đó là một trường trung học I cấp cho đến tháng Tám 2013, khi các lớp bốn và năm được thêm vào. Mỗi năm số học sinh thay đổi, tùy theo nơi xung đột trên thế giới. Thông thường, niên khoá khởi sự với 60 học sinh và kết thúc với gần 360 em, số học sinh tối đa mà họ có thể chấp nhận.

Chuyến thăm trường Las Americas gồm hai lớp học và “Closet of Hope,” ở đây học sinh lấy miễn phí các y phục và những đồ cộng đồng tặng dữ. Trong lớp tiểu học, giáo chức làm việc với một nhóm nhỏ học sinh, dậy các em “ngồi và vỗ tay, đứng và xoay người, rồi ngồi và hát, đứng và nhảy lò cò.” Các học sinh hăng hái bắt chước cô giáo. Chuyến thăm còn bao gồm các lớp ELA trung học I cấp, ở đây học sinh học tiếng Anh theo nhóm, trong khi các em khá đang giải quyết vấn đề văn hóa trên máy điện toán.

Trong “Closet of Hope”, Hiệu Trưởng Moreno giới thiệu một em gái từ A Phú Hãn với nhóm. “Khi mới đến, em rất buồn, và không ai hiểu em, nên chúng tôi phải thuê một thông dịch viên để làm việc với em. Bây giờ em khá hơn nhiều, đúng không” Em mỉm cười bẻn lẽn và gật đầu.

TGĐ Carranza đã khen ngợi trường vì hiệu quả và nói ông là một người hâm mộ bà Moreno.

“Nếu chúng tôi có thể tạo được một người khác như bà, chúng tôi sẽ thi hành,” ông nói. “Tôi đề cập đến ban quản trị và giáo chức ở đây như là đội cảm tử ESL. Họ tập trung và ngập tràn sự chuẩn bị để thi hành những gì phải làm. Họ có một cách thức rõ ràng để đạt được mục đích.”

Sau chuyến thăm, một vài học sinh tị nạn được giới thiệu và nói chuyện. Kisanga, 13 tuổi, sinh ở Congo và theo cha mẹ đến đây từ Kenya, ở đó em đã đi học. Là một học sinh lớp tám, em đạt được thành tích cao nhất. Bà Clements hỏi em về lớp học thích nhất và em muốn làm gì khi lớn lên.

“Lớp em thích là kỹ thuật, và em muốn trở nên một chuyên viên quay phim,” em nói. Em thích Houston vì gia đình em không phải lo lắng nhiều về tiền bạc. Em mới được $400 học bổng từ tổ chức YMCA International vì bài luận em viết, trong đó em nói em muốn giúp người khác, nhất là mẹ em.

Amanda, 9 tuổi và học lớp năm, và mẹ em đến từ Ecuador vào tháng Mười Hai, ở đó họ sống trong bảy năm, nhưng nguyên thủy họ xuất xứ từ Cuba.

“Điều tốt nhất khi ở đây là thầy cô,” Amanda nói. “Các giáo chức ở Ecuador thường la hét chúng em, ở đây thì không.” Môn em thích là Anh Văn, và em muốn trở thành một giáo chức, trong khi mẹ em đang đi học để làm trợ y.

Hai cựu học sinh của trường Las Americas vẫn giữ tình bạn với nhau ba năm sau khi rời trường Las Americas. Danah, 14, đến từ Syria và theo học trường Wisdom High School, trong khi Khadija, 15, từ Iraq và Dubai và vào trường Sharpstown High School. Cả hai sẽ học lớp 10 năm tới.

“Ở trường này có sự liên lạc rất tốt,” Khadija nói. “Các bạn của chúng em như một gia đình nhỏ trong trường.” Em dự tính trở về Dubai để giúp các học sinh ở đó, và Danah dự đinh lên đại học ở đây.

“Chúng tôi không cần phải quảng cáo,” bà Moreno nói. “Tin đồn khắp khu xóm rằng trường Las Americas là nơi phải đến nếu muốn học Anh văn. Chúng tôi làm cho học sinh cảm thấy được chào đón, và các phụ huynh muốn biết là con em họ được an toàn.”