Dawn Finley của Đại Học Rice lắng nghe học sinh cho biết ý nghĩ về một trường lý tưởng trong nhóm thảo luận
Vào hôm thứ Năm, trên 30 học sinh HISD đã có cơ hội nói lên ngôi trường lý tưởng của mình trong nỗ lực hoạch định của HISD cho chương trình bông phiếu 2012, mà sẽ xây mới hoặc tân trang 40 trường trên toàn thành phố.
“Các em thấy việc du nhập kỹ thuật vào các lớp thì như thế nào?” Giáo Sư Liz Cordill của Đại Học Houston hỏi, bà là người điều hợp một nhóm học sinh. Bà Cordill dậy tại Phân Khoa Kiến Trúc của Đại Học Houston và là một trong bốn giáo sư kiến trúc từ các đại học Houston và Rice đến tham dự sinh hoạt 90 phút này.
“Mọi giáo chức sẽ có một máy điện toán xách tay và mọi học sinh có thể dùng nó,” Selena Flores của Trung Học Worthing nói. Các học sinh khác, kể cả Osvaldo Marquez của trường North Houston Early College, và James Cunningham của Trung Học Jones, đã nói về tầm quan trọng của kỹ thuật bảng SMART, mà các em cho biết nó sẽ hữu ích cho học sinh và cả giáo chức.
Trong một nhóm khác, học sinh làm việc với Rafael Longoria, một giáo sư Kiến Trúc tại Đại Học Houston, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sân chơi và khoảng trống ngoài trời mà nó có thể được sử dụng cho vài mục đích.
“Các em muốn nhiều ánh sáng trời và cửa sổ,” Longoria nói. Ông nói học sinh còn nói về khoảng trống trong nhà ăn, ở đây các em có thể hâm nóng đồ ăn mang từ nhà.
Các nhà hoạch định của HISD dự tính sẽ dùng các ý kiến phản hồi của học sinh khi họ tiếp tục việc thiết kế các trường trung học. “Chúng tôi muốn đưa ý kiến của các em vào các quy tắc của khu học chánh,” bà Sue Robertson, tổng quản lý về Hoạch Định Cơ Sở nói.
Trong nhóm học sinh được hướng dẫn bởi Andrea Manning, một diễn giả của Đại Học Rice về Kiến Trúc, các học sinh muốn có các lớp học hiện đại, dễ dàng kiểm soát nhiệt độ.
HISD hiện vẫn còn duyệt xét các phẩm chất từ 86 công ty kiến trúc và kỹ sư đang ganh đua tìm việc trong chương trình bông phiếu $1.89 tỉ.
Xem thêm hình ảnh của sinh hoạt này ở đây
Andie Trochesset của Trung Học Lamar hy vọng các kiến trúc sư sẽ nghĩ ra cách bỏ tầng hầm và nới rộng sân chơi tại trường của em. Em nói, em không ngại một toà nhà cao tầng, miễn là có thể nới rộng đất cho thể dục. Em nói, “Điều đó có nghĩa sẽ có nhiều cầu thang cho học sinh.”
Học sinh từ tất cả các nhóm đã có cùng một ý tưởng, bao gồm các trường với hội trường và lớp học rộng hơn, nhiều khoảng trống cho các sinh hoạt ngoại khóa, và các lớp nghệ thuật, thêm phòng cho giáo dục thể lực, và cảm thấy an toàn cũng như vui thích.
“Các em muốn bầu không khí rộng lớn để học hành và giao tiếp… không giới hạn không gian vì nó làm cho bạn cảm thấy chật chội và chán nản,” Hugo Rojas của Trung Học Davis nói. “Chúng em cần một môi trường thúc giục chúng em đến trường.”
Dawn Finley, một giáo sư phụ tá tại trường Đại Học Rice về Kiến Trúc, đã lắng nghe học sinh khi các em muốn những chỗ mà nó sẽ thuận lợi cho việc lên đại học, với những khu vực học hành uyển chuyển và chỗ chung.
Longoria nói học sinh còn nhấn mạnh điều cần thiết sau khi các trường đã xây xong, ông nói, “Điều quan trọng là bảo trì và giữ gìn.”
Roberston nói bà rất hài lòng với các ý tưởng thu lượm được.
“Chương trình Bông Phiếu 2012 sẽ thiết lập các Trường Thế Kỷ 21. Một trong những cách tốt nhất để đạt được điều đó là lắng nghe các học sinh của Thế kỷ 21 lên tiếng nói,” bà nói. “Khi tôi lắng nghe các học sinh, tôi thật kinh ngạc khi thấy các em ngay lập tức nhận ra các yếu tố quan trọng căn bản cần được đưa vào hoạch định và thiết kế các trường của chúng ta.”