Trong mùa hè qua, câu chuyện về hàng ngàn trẻ em tị nạn người Trung Mỹ bị chính quyền liên bang bắt giữ ở biên giới đã gây ra sự ồn nào. Vắn tắt, HISD trở nên một phần của câu chuyện này khi các đại diện chính quyền dọ thám một trong những cơ sở của chúng ta để xem có thích hợp làm trung tâm cho các trẻ em này hay không.
Dĩ nhiên, chúng ta vui khi được can dự vì chúng ta thi hành điều này hàng ngày – nhận vào các trẻ em trốn thoát những hoàn cảnh ghê sợ trên thế giới.
Bây giờ chính phủ đồng ý ban cho một số trẻ em tình trạng tị nạn, nhưng phần lớn, tin này đã nhạt dần, sự xôn xao không còn, và việc chính phủ đưa các em đến Houston đã không xảy ra. Tuy vậy, chúng ta vẫn thi hành công việc là bảo đảm các trẻ em tị nạn từ El Salvador, Honduras, Syria, Bhutan, Ethiopia và hàng chục khu vực rối loạn khác, được giáo dục và nuôi dưỡng.
Tuần qua, HISD có phước khi bà Sonia Nazario dành một ngày cho học khu. Bà Nazario là một người thắng giải Pulitzer vì những bài viết về trẻ em tị nạn. Cuốn sách của bà, Enrique’s Journey, nói về chuyến xe lửa đau lòng mà các em phải dùng để có được một đời sống tốt hơn ở Hoa Kỳ. Chính bà đã đi chuyến xe này, phải trốn tránh băng đảng là những người hãm hiếp, cướp bóc, và giết hại.
Bà Nazario đã nói chuyện với ban quản trị, với Tiểu Ban Cố Vấn Mễ Tây Cơ, và với học sinh tại trường Chávez HS. Tôi thật may mắn được cùng với bà đi thăm trường Las Americas Newcomer School.
“Las Americas” là một trong những nơi kỳ diệu nhất của HISD – bởi vì nó cho thấy tấm lòng của chúng ta và bởi vì nó có sức mạnh xua tan những hoang tưởng về người di dân và tị nạn, là điều Bà Nazario từng viết.
Số em là 350 hay hơn thuộc các lớp 4 đến 8. Các em có kỷ luật, chăm chỉ, tháo vát, chỉnh tề, lễ phép – và biết ơn vì nền giáo dục có phẩm chất cao. Các em không có biên giới và quốc tịch – Hiệu Trưởng Marie Moreno nói về làm thế nào những em từ các quốc gia chiến tranh trở nên bạn tốt, khi nhận thấy chúng có cùng những điểm chung.
Nhiều em đã được giáo dục và chỉ cần học tiếng Anh – là các em học rất mau, nhờ sự tận tụy của nhân viên đa dạng của trường Las Americas.
Trong khi một số em thực sự “không có ai” trong hành trình, hầu hết có gia đình ở đây là những người đi trước các em – một số đã năm năm hay hơn. Các phụ huynh tìm ra những nguồn năng qua trường để giúp các em thích nghi cuộc sống ở Houston, và họ rất tham dự vào việc giáo dục của con em ở mức độ mà hầu hết các hiệu trưởng trong HISD phải ghen.
Tôi hãnh diện vì Houston và gia đình HISD của chúng ta không đắm chìm trong việc lên tiếng “bảo vệ ranh giới” chống với các trẻ em này. Đây là những trẻ em của chúng ta, và tất cả chúng ta có thể được phong phú hơn khi nghe những câu chuyện can đảm và hy vọng của họ và học hỏi được từ sự hy sinh và tận tụy của họ.