Năm đầu của y tá Janda Jelks là y tá trường học thì bất thường và nhiều thử thách, nhưng bà tận dụng khả năng sáng tạo và nhiệt huyết để vượt trội trong vai trò mới của bà.
Bà Jelks, làm việc trong một bệnh viện trước khi đến trường Tiểu Học Mark White, cho biết mục tiêu của bà là cổ vũ những tương giao giữa phụ huynh, giáo chức, và học sinh cũng như bảo đảm việc trở về học diện đối diện thì càng êm xuôi càng tốt.
“Ưu tiên của chúng tôi là biết chắc các em có được càng nhiều thời gian học hỏi nếu có thể, dù học ảo hay diện đối diện,” bà Jelks nói. “Tôi không thích một số điều tôi đang thi hành, dù đó là mệnh lệnh tiểu bang, để gián đoạn điều đó. Nên thay vì học sinh đến với tôi, tôi đến với các em.”
Để thử nghiệm thị giác và thính giác của học sinh trong khi giảm thiểu sự gián đoạn học hành, bà Jelks lấy các dụng cụ đo thính giác, bảng xét nghiệm thị giác, và đến lớp học. Bà dàn dựng dụng cụ trong hành lang và tìm một phòng nhỏ gần đó để thử nghiệm hai hay ba học sinh cùng một lúc, trước khi các em trở lại lớp.
Bà Jelks còn thay đổi cách phụ huynh nộp giấy tờ cần thiết.
“Tôi rất uyển chuyển về việc cha mẹ gởi email hồ sơ chủng ngừa mới nhất của học sinh hay giấy bác sĩ,” bà Jelks nói. “Tôi có máy quét chụp trên điện thoại, nên mọi thứ đều trực tuyến. Điều này giúp tôi dễ dàng khi ở nhà mà cần phải xem hồ sơ của học sinh.”
Hiệu Trưởng Lisa Hernandez của trường Mark White nói bà Jelks là một người rất thích hợp, hấp dẫn toàn trường.
“Bà đến trường DeBakey High School, và bà trở lại tham gia với chúng tôi,” bà Hernandez nói. “Là một học sinh tốt nghiệp HISD, bà thực sự giúp cho công việc của chúng tôi ở đây.”
Bà Jelks phải trấn an nhiều phụ huynh vào ngày đầu học diện đối diện.
“Tôi nói với họ, ‘Con em quý vị sẽ an lành,’” bà Jelks nói. “‘Chúng sẽ giữ khoảng cách giao tiếp và rửa tay tại các trạm rửa tay mà chúng tôi đã đặt ra.”
Một số khía cạnh của một y tá trường thì không thay đổi; bà Jelks đã có một vài học sinh đến gặp bà ở phòng bệnh.
“Đó là đau bụng, trầy ngón tay, kiến cắn, những điều thông thường tôi thường thấy từ các học sinh tiểu học,” bà Jelks nói. “Các em rất hợp tác, đeo khẩu trang và nhớ dùng thuốc khử trùng bàn tay.”
Bà Jelks nói bà xem việc giao lưu là một yếu tốt thiết yếu trong việc phát triển trẻ em.
“Khoảng cách giao tiếp có nghĩa bạn phải đứng xa nhau, nhưng nó không có nghĩa bạn không thể giúp lẫn nhau,” bà Jelks nói. “Do đó, tôi không hồ nghi rằng các học sinh này sẽ phát triển và thăng tiến năm nay.”